Rồi đến một ngày,ếtbịđeosẽsoánngôiđiệnthoạithôtỷ số juve tất cả các mạch điện tử thường được tích hợp vào điện thoại thông minh sẽ chuyển sang thiết bị đeo và người dùng sẽ không cần xem điện thoại nữa.
iPhone thế hệ tiếp theo sẽ không có khe cắm tai nghe. Nếu lời đồn là có thật thì một số người sẽ ủng hộ bởi vì đầu cắm âm thanh 3,5mm theo nghĩa đen là công nghệ xưa cũ tận thời nữ hoàng Victoria. Đây là phiên bản nhỏ của đầu cắm 6,35mm đã được phát minh năm 1878 cho các công ty điều hành dịch vụ điện thoại. Loại bỏ các khe cắm này sẽ làm cho iPhone mỏng hơn, đơn giản và chống thấm nước tốt hơn.
Nhưng cũng có không ít luồng ý kiến không ủng hộ. Vì loại bỏ đầu âm thanh này gây hại cho người sử dụng, làm cho nhiều loại tai nghe nhét vào vành tai (earbud), và nhiều loại tai nghe được sản xuất trong hàng chục thập kỷ qua vô dụng, trong lại khi không có đầu chuyển đổi. Đó là chưa kể đến vấn đề bản quyền âm nhạc, ngăn chặn nghe nhạc trái phép.
Nếu không có đầu cắm 3,5 mm, iPhone phiên bản mới có thể sẽ bán kèm tai nghe không dây, kết nối Bluetooth (công ty đã đăng ký nhãn hiệu "Airpods" thông qua một công ty vỏ bọc khác) hoặc tai nghe iPhone mới sẽ sử dụng cổng Lightning. Hoặc cả hai.
Tai nghe không dây gắn trong vành tai Here One của Doppler Lab chứa đa bộ xử lý đa nhân. |
Apple không phải là công ty đi đầu. Điện thoại Moto Z của Motorola không có khe cắm âm thanh. Một số công ty nhỏ ở Trung Quốc cũng loại bỏ khe cắm này. Nhưng nếu Apple làm vậy, bạn có thể tin rằng các công ty còn lại trong ngành công nghiệp sẽ đi theo.
Và trong khi báo chí công nghệ đang xôn xao về khả năng “tuyệt chủng” của đầu cắm tai nghe, một chuyện thực sự quan trọng khác đang diễn ra: giao diện người dùng (UI) của điện thoại thông minh đang chuyển đổi thành phân tán và vô hình. Những xu hướng này sẽ làm cho điện thoại thông minh (smartphone) lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào những gì đang xảy ra với dòng tai nghe gắn vào vành tai (earbud).
Cuộc cách mạng earbud
Doppler Lab gần đây đã công bố một sản phẩm tai nghe mới và gọi Here One là "nền tảng điện toán đầu tiên của thế giới đặt trong tai". Về mặt công nghệ, tai nghe này giống điện thoại thông minh iPhone hơn là tai nghe iPhone.
Giống như các loại tai nghe earbud hiện có của bạn, Here One cho phép bạn nghe nhạc, podcast có trong smartphone và cho phép nhận, gọi điện thoại.
Nhưng không giống dòng tai nghe gắn trong bình thường, Here One tích hợp công nghệ xử lý âm thanh với đa bộ xử lý đa lõi cùng nhiều microphone. Chúng được điều khiển thông qua một ứng dụng di động (app) trên smartphone.
Trong khi tai nghe bạn đang dùng không phức tạp hơn “2 chiếc lon nối nhau bằng sợi dây” là mấy, Here One mạnh hơn máy tính của bạn vài năm trước đây.
Bạn có thể dùng ứng dụng tùy chỉnh những gì bạn nghe. Bạn có thể tắt âm thanh con nít khóc - bạn vẫn nghe thấy tất cả mọi thứ ngoại trừ em bé. Nếu đang ở trong một nhà hàng ồn ào và cố gắng để có thể trò chuyện, bạn có thể tắt hay lọc âm thanh nền ồn ào. Bạn có thể nghe nhạc trong khi chặn âm thanh xung quanh, hoặc bạn có thể nghe cả hai cùng lúc nếu muốn.
Những thủ thuật âm thanh nâng cao nói trên đòi hỏi phải có hiệu năng xử lý cao, diễn ra trong các “bông” tai nghe. Ví dụ, bất kỳ âm thanh nào trong môi trường cũng được "ghi âm", xử lý, sau đó được bật lại có hoặc không có hiệu ứng chỉnh sửa, và điều này có thể xảy ra nhanh đến nỗi mà bạn không biết thiết bị xử lý từ lúc nào.
Doppler tuyên bố rằng công nghệ lọc thích nghi không loại bỏ các tần số cụ thể một cách “mù quáng”, mà thay vào đó biết “nghe” âm thanh trong môi trường, xác định tiếng ồn ảnh hưởng, sau đó lọc dựa trên những gì "muốn nghe." Một điểm có thể bật mí thêm là nếu một em bé khóc bên trái của bạn, và nếu bạn ra lệnh lọc nguồn thanh âm này thì hệ thống lọc sẽ vận hành khác nhau ở tai nghe trái và phải để tối ưu hóa việc lọc tiếng ồn.
Here One hứa hẹn sẽ bán ra thị trường sản phẩm này vào cuối tháng 11/2016 và khách hàng có thể được đặt mua trước ngay từ thời điểm hiện tại ở mức giá 299USD.
Công nghệ Here One của Doppler Labs là một phần của cuộc cách mạng tai nghe đặt trong. Hãy tiếp tục xem xét sản phẩm tai nghe gắn trong Bragi Dash 299 USD.
Tai nghe thông minh gắn trong vành tai (earbud) Bragi Dash |
Earbud này kết nối không dây và đồng bộ với nhau bằng cách sử dụng công nghệ cảm ứng từ tầm ngắn (NFMI). Mỗi bên tai nghe chứa 23 cảm biến, giúp theo dõi nhịp tim, các yếu tố môi trường và nhiều hơn nữa. Bragi Dash có các điều khiển khác nhau trên tai trái và tai phải như nhạc, âm lượng, chức năng đếm thời gian tập luyện thể dục thể thao (như tính thời gian bắt đầu và ngừng các động tác như chạy bộ, gập bụng). Khi bạn rà qua các tùy chọn, một giọng nói trong tai nghe đọc ra các tùy chọn và cung cấp thông tin phản hồi.
Các tai nghe này cũng có "trí tuệ". Ví dụ, khi bạn chưa bật chúng lên, chỉ cần đặt vào trong vành tai là chúng tự khởi động và kết nối với điện thoại của bạn (sau khi bạn đã thực hiện một kết nối bắt cặp ban đầu) - các bông tai nghe nhận biết được chuyển động khi chúng bị nhét vào vành tai và tự bật chạy.
Giống như Here One, Bragi Dash cho phép bạn kiểm soát riêng biệt âm lượng nhạc và tiếng ồn xung quanh. Bằng cách điều chỉnh nhạc và tiếng ồn xung quanh (chế độ Transparency mode), bạn có chế độ nghe siêu rõ.
Here One và Bragi Dash đại diện cho tương lai của tai nghe đặt trong - được nạp trí thông minh, sức mạnh điện toán và khả năng tuỳ chỉnh những gì bạn muốn hay không muốn nghe.
Nhưng, công nghệ này có ảnh hưởng gì đến tương lai của điện thoại thông minh?
Đích tới: giao diện smartphone phân tán
Dù tuyệt vời như vậy, thế hệ kế tiếp của tai nghe earbud vẫn bị chỉ trích, phàn nàn. Người ta nói giá còn quá đắt, vẫn phải mất công sạc pin và các tai nghe không dây Bluetooth có độ tin cậy thấp hơn các tai nghe có dây. Nghe có quen quen? Trước đây đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo khác cũng bị góp ý như vậy.
Google Glass đã “thân bại danh liệt” trước tòa án dư luận, khi các nhà báo nói rằng mẫu thử nghiệm beta đeo lên trông vụng về và không hợp nhãn - chẳng khác gì đeo một chiếc xe điện cá nhân Segway lên mặt. Đa số đều cho rằng thiết bị đeo mang lại nỗi thất vọng lớn.
Nhưng thiết bị đeo chỉ có ích khi thay thế một là giao diện người dùng smartphone hoặc chính bản thân điện thoại.
Nếu người dùng chỉ cần nhìn vào màn hình trên đồng hồ thông minh (smartwatch) thay vì điện thoại, vậy thì smartwatch đã có thể làm công việc của mình. Nếu lúc nào cũng vẫn phải trực tiếp đụng đến điện thoại, vậy dùng smartwatch để làm gì?
Sự thay đổi đang diễn biến. Từng bước một, giao diện người dùng smartphone sẽ được thay thế bằng thiết bị đeo. Ví dụ, tai nghe Here One là minh chứng trong hiện tại (sau này pin sạc xong có thể dùng cả ngày), bạn sẽ luôn luôn đeo chúng. Và nếu bạn luôn luôn đeo tai nghe, loa trên điện thoại sẽ không còn cần thiết.
Khi ngày càng có nhiều phần mềm trợ lý ảo và chương trình tự động, chúng ta sẽ dần trò chuyện nhiều hơn với điện thoại thông minh thông qua các thiết bị đeo thay vì cứ phải chạm màn hình. Nội dung thông báo và cập nhật sẽ được truyền đạt qua tai nghe không dây. Các cảm biến âm sẽ thông báo cho chúng ta biết các loại rung động ngày càng tinh vi.
Mạch điện tử hiện đang nằm trong mắt kính thông minh (smartglasses) sẽ hòa vào trong mắt kính và kính râm bình thường, và chúng ta chỉ cần chạm hay quẹt nhẹ để xem hình ảnh, phim được xử lý trong chế độ thực tế ảo tăng cường (augmented reality) hay hỗn hợp (mixed reality).
Tai nghe Here One của Doppler Lab là một ví dụ tuyệt vời về tương lai của tất cả thiết bị đeo: Chúng quá tốt đến nỗi có thể biến điện thoại thông minh trở nên lỗi thời.
Thực tế ảo hỗn hợp và tăng cường rồi sẽ làm chuyện gì đó tương tự. Cuối cùng, chúng ta sẽ thích hình ảnh được chiếu trực tiếp vào mắt hơn là phải nhìn vào màn hình điện thoại.
Điện thoại thông minh sẽ phải ẩn sâu trong túi, nhường sân khấu chính cho tai nghe thông minh trong tương lai không xa? |
Trong tương lai, tai nghe thông minh và mắt kính thông minh sẽ làm việc cùng nhau, xử lý dữ liệu âm thanh và hình ảnh đầu vào, tạo ra trải nghiệm vượt xa khả năng của điện thoại thông minh.
Cuối cùng, người dùng sẽ lựa chọn những điện thoại thông minh nhỏ hơn mà hầu như không bao giờ lấy ra khỏi túi, ví hay ba lô. Rồi một ngày tất cả các mạch điện tử thường được tích hợp vào điện thoại thông minh sẽ chuyển sang smartwatch và người dùng sẽ không cần xem điện thoại nữa.
Tầm nhìn "điện toán cá nhân" di động này sẽ phát triển mạnh ở khía cạnh riêng tư cá nhân. Không ai xung quanh nghe được tiếng trò chuyện của ta và trợ lý ảo, cảm nhận run động hay xem thông tin trực quan đang được chiếu vào mắt ta. Các thiết bị đeo sẽ làm việc cùng nhau để cung cấp cho người dùng một giao diện người sử dụng vô hình.
Cuối cùng, tầm nhìn đa thiết bị đeo này, sử dụng chúng như giao diện chính hoặc duy nhất để kết nối rồi thay thế điện thoại thông minh... sẽ làm cho người dùng cảm thấy chính họ mới là cỗ máy trung tâm.
Xét cho cùng, đầu cắm tai nghe của Apple không phải là chuyện gì quan trọng. Công nghệ xử lý âm thanh số sắp thay đổi triệt để cách thức người dùng sử dụng điện thoại thông minh. Cuối cùng, trong tương lai, các thiết bị đeo thông minh hơn sẽ kết thúc nhu cầu dùng smartphone.
Theo PC World VN/Computerworld