| "Make in Viet Nam” là giải thưởng được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức từ năm 2020 nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế,ạnthờigiannộphồsơthamgiaGiảithưởkqbd galaxy sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam. |
Bộ TT&TT vừa phê duyệt thông báo về việc gia hạn thời gian gửi hồ sơ tham gia Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam”. Trước đó, tại Quyết định số 771/QĐ-BTTTT ngày 7/6/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc ban hành Quy chế Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021, thời gian gửi hồ sơ tham gia giải thưởng này đến hết ngày 20/9/2021. Tuy nhiên, căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức có thêm thời gian chuẩn bị, hoàn thiện và gửi hồ sơ tham gia giải thưởng, theo đề nghị của cơ quan thường trực giải thưởng và các doanh nghiệp, tổ chức, Bộ TT&TT gia hạn thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 10/10/2021. "Make in Viet Nam” là giải thưởng được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức từ năm 2020 nhằm mục đích tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam và có giá trị thực tế lớn được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số. “Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp. Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định, phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam chính là con đường để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ công nghệ và sản phẩm, đi cùng nhịp với các cường quốc trên thế giới giúp Việt Nam sớm tự lập, tự cường. Đây là “chìa khóa” để Việt Nam vươn lên chiếm thứ bậc cao trên chuỗi giá trị, bắt kịp những nước phát triển. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ số mới, Bộ TT&TT đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2021. Đây là năm thứ 2 giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam được tổ chức nhằm triển khai Chỉ thị số 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Theo quy chế giải thưởng đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành ngày 7/6, “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 có 5 hạng mục gồm: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng. Ở giai đoạn sơ khảo, các tiểu ban của Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức chấm điểm hồ sơ đạt tiêu chí qua vòng sơ tuyển, lựa chọn 12 hồ sơ có số điểm cao nhất của mỗi hạng mục giải thưởng. Các đơn vị thuộc nhóm 12 hồ sơ đạt số điểm cao nhất của mỗi hạng mục sẽ thuyết trình, bảo vệ trước các tiểu ban của Hội đồng tương ứng (theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để các tiểu ban đánh giá, lựa chọn top 10 hồ sơ theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp của mỗi hạng mục. Tại vòng Chung khảo, căn cứ vào danh sách đề cử của các tiểu ban, Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức các phiên họp để đánh giá, lựa chọn top 10 và các giải Vàng, Bạc, Đồng cho 4 hạng mục Giải thưởng và top 10 sản phẩm số tiềm năng. Trước chiến lược “Make in Vietnam”, Chính phủ đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường, chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Nguyễn Thái Muốn "Make in Việt Nam" cần có tư duy "Go Global"Mấu chốt là chúng ta chưa có tư duy quốc tế, tư duy Go Global, chưa biết Bán hàng, chưa biết bán hàng quốc tế. Đấy là cái Việt Nam thiếu nhất, chứ không phải thiếu sản phẩm “Make in Vietnam”. |