Việt Anh có một thời cấp 2 theo em là “đáng mong ước”. Bởi suốt 9 năm học,ượtlớpnamsinhđốimặtvớiáplựckhủngkhiếptừgiađìltd bd dem nay cả cấp 1 và 2, em đều là lớp trưởng và đều trong diện top các học sinh có thành tích xuất sắc trong trường. Vì thế, chẳng có lý do gì mà Việt Anh không tự tin đăng ký thi vào lớp 10 một trường điểm ở Hà Nội cách đây 2 năm về trước.
“Em cũng tự tin nghĩ rằng mình sẽ đỗ vào trường đó nhưng rồi mọi việc hoàn toàn khác”
8h sáng ngày hôm đó, khi lên tra điểm, chiếc bánh mỳ Việt Anh đang ăn dở trên tay rơi xuống đất lúc nào em không hề hay biết. Như sét đánh ngang tai, Việt Anh thực sự đã bị trượt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội.
“Lớp có 46 bạn thì 45 người đỗ, một mình em là lớp trưởng lại trượt”, Việt Anh kể và cho biết cảm xúc lúc đó giống như chiếc xe đang lên đến gần đỉnh núi thì tụt dốc vèo xuống hẳn vực thẳm.
Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) kể về những tháng ngày áp lực khủng khiếp khi thi trượt lớp 10. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Lúc đó em nghĩ 9 năm học tập của mình gần như bỏ đi”.
Gia đình khi hay tin thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em chả ai nói với nhau câu gì. “Khi thông báo qua điện thoại, mẹ còn tưởng là em đùa và không thể tin em có thể trượt được. Khi biết đó là sự thật, mẹ đã phóng vội từ cơ quan về nhà và ôm lấy em mà khóc”,
Ngày thường, khi về thì bố em sẽ dắt xe vào nhà trước rồi mới vào. Nhưng chiều ngày hôm đó, bố để xe ở ngoài ngõ và chạy thẳng vào nhà và chỉ hỏi một câu: “Sao rồi con?”.
Nghe Việt Anh nói trượt, bố em đi một mạch lên phòng. “Lúc ấy em cũng không biết nên xử sự thế nào với bố mẹ. Tối đó, bố mẹ có lời qua tiếng lại với nhau. Một phần của cuộc cãi vã mà em có nghe được là bố dường như mất hoàn toàn niềm tin vào em và cho rằng em là người không thể theo được con đường học vấn”, Việt Anh kể.
Tuy nhiên, mẹ thì còn một chút niềm tin vào em và thuyết phục bố em cố gắng cho em theo một trường tư nào đó để sửa sai.
“Bố và mẹ em đã cãi nhau. Nhưng ngày hôm sau, mẹ đã giấu bố để đưa em đến một trường tư ở Hà Nội để đăng ký cho học. Trên đường đi nộp hồ sơ về, bố có gọi và chỉ hỏi em một câu rằng: Con muốn đi học không? Lúc đó em đã khóc nhưng không dám trả lời bố mà đưa lại chiếc điện thoại cho mẹ. Cũng từ đó khoảng cách giữa con và bố cũng xa dần.
Một lần, bố cũng có nói với em rằng không nên đi học nữa mà nên kiếm một công việc gì đó để đi làm. “Học nữa cũng chả làm được gì đâu”, bố đã nói với em như vậy. Lúc đó, mọi cảm xúc dồn nén như bị tuôn trào, em nhảy lên và cãi nhau với bố. Bố dường như cũng vì quá buồn và thất vọng với chuyện con trượt cấp 3 nên cũng đã mắng em một cách thậm tệ. Cả 2 bố con đã lời qua tiếng lại gay gắt.
Tuy nhiên, khi được trao niềm tin, em đã trở lại là chính mình sau cú vấp tưởng chừng không thể đứng dậy được. Ảnh: Thanh Hùng |
3 tháng sau, Việt Anh đến học tại ngôi trường tư mà mẹ đã giấu bố em để đăng ký.
“Thực sự những ngày đầu, em đi theo kiểu đến học rồi đi về và không nói chuyện với bất kỳ ai cả. Nhưng bước ngoặt xảy đến khi không hiểu cô chủ nhiệm lấy thông tin ở đâu và rồi chỉ định em làm lớp trưởng tạm thời. Trong em lúc đó có 2 luồng suy nghĩ đấu tranh nhau. Một là “mình là một đứa trượt cấp 3, làm lớp trưởng nói ai người ta nghe hay nể. Suy nghĩ khác là “thôi cứ làm đến đâu thì làm, cố được đến đâu thì cố”.
Nhưng rồi, được sự động viên của cô Thủy, giáo viên chủ nhiệm, em đã nhận lời.
Nhận lời là vậy, song suy nghĩ khép kín vẫn bao trùm lấy em mãi cho đến 2, 3 tháng sau.
Trong một giờ Lịch sử, giáo viên yêu cầu một người lên thuyết trình. Cả lớp giơ tay, nhưng cô lại chỉ đích danh Việt Anh. “Lúc đó em cũng trước 2 suy nghĩ. Một vẫn là “Mình nói thì ai nghe bởi vì mình là một đứa… trượt cấp 3”. Suy nghĩ khác thì “thôi cứ lên, làm được đến đâu thì làm”.
Vì quá áp lực nên em cũng tự đặt mình trong nỗi sợ hãi, muốn thu mình lại và chẳng muốn giao tiếp với ai.
Được sự động viên của cô giáo dạy Lịch sử, em đã đứng lên thuyết trình và khiến cả lớp khâm phục, lắng nghe. Sau buổi hôm đó, em cảm giác mình thực sự đã tìm lại được sự tự tin và chính mình.
Về phía gia đình, sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm lớp 10 thì cả bố và mẹ đều đã có cái nhìn thay đổi về em. Cũng từ đó em mới vượt qua được áp lực của việc thi trượt lớp 10 và sống đúng chính mình.
Câu chuyện này được Việt Anh chia sẻ tại chương trình Gala “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 28/5.
Chương trình "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" sẽ phát sóng vào 20h40 trên VTV1 ngày 2/6 và 21h ngày 9/6 trên VTV7.
Thanh Hùng
Áp lực học tập không chỉ dừng lại ở điểm số, nó còn lớn hơn về mặt tinh thần khi ảnh hưởng đến cả sự đối xử của bạn bè, thầy cô dành cho con trẻ. Câu chuyện của nữ sinh Nguyễn Thu Trang dưới đây là một ví dụ.