Từ 6h hàng ngày,âmmìnhgiữasôngbắtbờmbợpngườiĐàNẵngkiếmtiềntriệutrongbuổisátỉ số maroc nhiều người dân Đà Nẵng đã có mặt ở sông Cổ Cò để bắt bờm bợp. Sau một buổi sáng liên tục ngâm mình dưới sông, họ có thể kiếm được từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.
Bờm bợp (nhiều nơi còn gọi vẹm đen) là tên gọi mà người dân Đà Nẵng đặt cho sinh vật thân mềm hai mảnh vỏ, to bằng ngón tay, có màu đen, kết dính với nhau thành chùm. Bờm bợp sinh sống ở vùng nước ngọt và nước lợ cửa sông.
Bờm bợp được thương lái thu mua để làm thức ăn cho tôm hùm. Đầu mùa, mỗi tạ bờm bợp có giá 350.000 đồng, nay giảm xuống còn 250.000 đồng.
Ông Nguyễn Cường (Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, đang vào mùa nên nhiều người đổ đi bắt bờm bợp kiếm thêm thu nhập. Chịu khó một buổi sáng, ông cũng có thu nhập vài ba trăm nghìn.
Còn anh Trịnh Ngọc Hùng (44 tuổi, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) chia sẻ, bình quân mỗi buổi sáng anh bắt được 2 - 3 tạ bờm bợp. Hôm nào gặp may thì được 5 - 6 tạ, có thể kiếm được 1 - 1,5 triệu đồng.
Theo anh, trước đây bờm bợp ít ai đánh bắt, mấy năm gần đây, thương lái tìm mua nhiều để làm thức ăn cho tôm hùm nên người dân có thêm nghề mới. Có thời điểm, bờm bợp được thu mua với giá 400.000 - 500.000 đồng/tạ.
Anh Hùng vốn là thợ xây, nhưng mấy năm nay cũng chuyển qua bắt bờm bợp do thu nhập cao hơn.
Nghề mưu sinh nhiều nguy hiểm
Những người đi bắt bờm bợp đều trang bị găng tay, tất chân và mang theo thùng xốp, rổ nhựa để đựng. Ngụp lặn đến đâu, họ kéo thùng xốp đến đấy. Ở những vùng nước sâu, ngư dân phải sử dụng bình khí oxy, áo lặn chuyên dụng.
Công việc này thường kết thúc vào khoảng 12h, người dân kéo thùng xốp vào bờ, dùng rổ nhựa rũ cho bờm bợp sạch bùn đất. Bờm bợp sẽ được thương lái thu mua ngay tại bờ.
Theo anh Hùng, nghề này kiếm được tiền triệu nhưng vất vả, nguy hiểm, đòi hỏi phải có sức khoẻ, kinh nghiệm. Ngâm mình nhiều giờ trong nước, giữa thời tiết nắng gắt rất mất sức.
Chưa kể, khi ở dưới nước, nguy hiểm luôn rình rập, nếu xảy ra sự cố có thể bị mất mạng. Ngoài ra, việc mò mẫm dưới bùn cũng có nhiều rủi ro như mò, dẫm trúng mảnh chai, vật nhọn.
“Dù trang bị 2 đôi tất chân cùng lúc, nhưng sau mỗi buổi bắt bờm bợp, tất chân của tôi đều bị rách te tua, hôm nào cũng phải thay mới”, anh Hùng kể.
Anh Hùng cho biết, mùa đánh bắt bờm bợp thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Vì không phải lúc nào cũng có, nên thời gian này, anh tranh thủ ăn trưa ngay trên sông rồi lại ngụp lặn bắt bờm bợp.
“Mình tranh thủ khi bờm bợp còn nhiều, bắt thêm vài tiếng buổi chiều là có thêm tạ bờm bợp nữa. Tuy vất vả, nhưng tính ra mỗi ngày cũng được gần 1 triệu đồng, để lo cho gia đình”, anh Hùng vui vẻ nói.
Tuyệt chiêu lướt ván trên bùn lầy, bắt con cá biết leo cây ở Thanh HóaKhi thủy triều xuống, người dân vùng biển ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại mang theo đồ nghề ra các cánh rừng ngập mặn để bắt cá còi, hay còn gọi là “cá leo cây”.