“Bộ Giáo dục đang biên soạn sách giáo khoa và quy định hướng dẫn chọn sách”_keobongdatv.net
Đồng thời với việc biên soạn bộ sách này để cạnh tranh với các bộ sách của những cá nhân,ộGiáodụcđangbiênsoạnsáchgiáokhoavàquyđịnhhướngdẫnchọnsákeobongdatv.net tổ chức khác, Bộ GD-ĐT cũng đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong trường học.
Câu chuyện SGK được dư luận đặc biệt quan tâm sau những thảo luận về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong khuôn khổ cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã thông tin thêm về vấn đề này ở góc độ nhà quản lý. Dưới đây VietNamNet xin giới thiệu ý kiến của ông Thành.
Ông Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Thanh Hùng |
"Không phải một bộ SGK là việc đã rồi"
Kết luận số 2649 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 31 có đề cập đến vấn đề chương trình, SGK; trong đó giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trên cơ sở Nghị quyết 88 và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định. Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu Chính phủ thực hiện việc này.
Nhiều ý kiến nêu việc thực hiện một bộ SGK như là sự việc đã được quyết định rồi. Nhưng không phải vậy.
Cần hiểu đúng kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chúng ta cần nghiên cứu thực hiện cẩn trọng, có lộ trình, nhưng vẫn trên cơ sở Nghị quyết 88. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị tất cả các điều kiện để triển khai chương trình mới tốt nhất.
Cụ thể, Nghị quyết 88 quy định: Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học… Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình GDPT.
Để chủ động triển khai chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK đầy đủ cho tất cả các môn học. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Chương trình GDPT mới đã được Bộ GD-ĐT ban hành cuối năm 2018 và hiện đang triển khai thực hiện. Đây chính là căn cứ quan trọng nhất cho việc dạy học ở trường phổ thông. Do đó, điều quan trọng là cần giúp các thầy cô giáo hiểu rõ về chương trình, từ đó thực hiện một cách chất lượng, hiệu quả ngay từ ngày đầu tiên.
Sách in ra không dùng mới là lãng phí
Hiện nay, nhiều NXB, các nhóm tác giả đã khởi động viết SGK và nhiều nhóm tác giả đã xong SGK lớp 1. Đã có những băn khoăn như: Việc trước mắt chỉ thống nhất 1 bộ SGK liệu có gây ra lãng phí và mất công cho các NXB đang tập hợp nhóm tác giả để biên soạn bộ SGK?
Phải thấy rằng, khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới đã tính đến xu hướng của quốc tế, chẳng hạn như Nghị quyết 88 quy định có một số SGK cho mỗi môn học.
Tinh thần Nghị quyết 88 là như vậy nên các tổ chức, cá nhân, 1 số NXB cũng có thể đã nghiên cứu chương trình dự thảo, hình dung việc mình sẽ sẵn sàng cho viết SGK.
Nếu trong trường hợp thực hiện theo lộ trình và Quốc hội giao Chính phủ tham mưu về lộ trình đó, thì có thể có độ trễ một chút nào đó theo tính toán cho phù hợp cũng không thể coi là lãng phí.
Vì lãng phí là khi SGK đã được in ra, tốn kém tiền của nhưng không dùng. Còn đây, các cá nhân, tổ chức mới dự thảo, thiết kế sẽ có thêm thời gian, cơ hội để điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo trước khi đưa ra Hội đồng thẩm định, chứ không phải công sức bị bỏ phí.
Xin nhấn mạnh là mọi SGK đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định, kể cả bộ SGK của Bộ GD-ĐT, với các tiêu chí theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.
Như vậy, chúng ta phải hiểu một cách thống nhất để có suy nghĩ, đóng góp trí tuệ cho ngành, cho người thụ hưởng là học sinh, giáo viên. Khi có trí tuệ của các thầy cô, các nhà khoa học tập trung vào biên soạn bộ SGK, không vội vàng, có suy nghĩ cẩn trọng, trên cơ sở hiểu thấu rõ chương trình… thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Bộ GD-ĐT đang biên soạn, làm mẫu và thực nghiệm
Nghị quyết 88 giao Bộ GD-ĐT ban hành tiêu chí đánh giá SGK và phê duyệt SGK được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng SGK...
Bộ GD-ĐT là đơn vị quản lý nhà nước đã quy định rất rõ về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK trong Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22/12/2017.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang biên soạn Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Đồng thời, làm từng bước để biên soạn bộ SGK để đảm bảo triển khai chương trình mới thành công.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch rất chi tiết từ trước và sau khi ban hành chương trình GDPT mới. Đang thực hiện từng bước rất chắc chắn, đảm bảo đầy đủ quy trình, từ biên soạn; biên tập; làm thành bộ mẫu; tổ chức thực nghiệm nội dung phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo bộ SGK do Bộ biên soạn để hoàn thành trước mắt là SGK cho lớp 1. Sau đó là in ấn, phát hành, tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 1, tức khoảng 70.000 thầy cô.
Nhân đây cũng xin nói thêm: Lâu nay chúng ta vẫn phân biệt bộ SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn và bộ SGK do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn.
Có lẽ không nên có sự phân biệt này vì tất cả các bộ SGK sau này được sử dụng đều phải qua Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK thẩm định, đồng ý và trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, vào đều là "của Bộ".
Sau đó, thầy cô và học sinh căn cứ thực tế, năng lực, sự phù hợp để lựa chọn cho hiệu quả nhất; nhằm tổ chức tốt nhất hoạt động dạy học; sao cho học sinh được tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và vận dụng nó thì chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu là phát triển phẩm chất năng lực.
Bộ SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn hay do tổ chức, cá nhân nào biên soạn thì khi sử dụng, mỗi giáo viên cần phát huy tinh thần sáng tạo của mình để làm sao thiết kế được bài học thiết thực, gắn với thực tiễn, đặc biệt là gắn với bối cảnh nơi học sinh sinh sống.
Như vậy, con đường từ kiến thức trong chương trình đến với thực tiễn cuộc sống gần gũi. Chỉ khi nào kiến thức ấy được học sinh vận dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày của các em thì các em sẽ phát triển được phẩm chất và năng lực.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)
Bộ Giáo dục có nên biên soạn sách giáo khoa?
Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn bày tỏ quan điểm về biên soạn sách giáo khoa.