Nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa thế nào đối với khoa học?_keonhacai de

时间:2025-01-25 16:53:28 来源:PhongThuyBet

Tham vọng cũng như việc dựa vào khoa học và công nghệ của Trung Quốc là mặt tiền và trung tâm tại Đại hội lần thứ 20 quan trọng của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh,ệmkỳthứbacủaôngTậpCậnBìnhcóýnghĩathếnàođốivớikhoahọkeonhacai de kết thúc vào Chủ Nhật.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu khai mạc đại hội, được tổ chức 5 năm một lần, rằng đất nước phải "coi khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính của chúng ta, nhân tài là nguồn lực chính và đổi mới sáng tạo là động lực chính cho sự tăng trưởng của chúng ta".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa 20. Ảnh: Reuters

Hôm Chủ Nhật, ông đã được bầu làm Tổng Bí thư Đảng nhiệm kỳ thứ ba, phá vỡ một quy ước được thành lập cách đây bốn thập kỷ và có một cuộc cải tổ lớn trong Ban lãnh đạo cấp cao của Đảng. Cơ quan ra quyết định được gọi là Bộ Chính trị đã có một số thành viên có trình độ hoặc kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ: 6 trong số 25 thành viên hiện nay có trình độ khoa học, so với chỉ một thành viên trong Bộ Chính trị trước đây.

Natuređã nói chuyện với các nhà phân tích chính sách-khoa học về bài diễn văn khai mạc của ông Tập, một phiên bản rút gọn của một báo cáo bằng văn bản đặt ra chương trình nghị sự cho Đảng đến năm 2027 và sau đó nữa.

Tài trợ cho khoa học

Các nhà phân tích nói rằng đầu tư hoành tráng của Trung Quốc vào khoa học có thể sẽ tiếp tục.

Năm 2021, Trung Quốc chi 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (386 tỷ USD) cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), một thước đo được gọi là cường độ R&D. Kế hoạch 5 năm gần đây nhất của nước này là nhằm mục tiêu tăng hơn 7% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2025. Nếu tiếp tục như vậy cho đến năm 2035, cường độ R&D của Trung Quốc có thể đạt mức tương đương với mức trung bình của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, vốn đã đạt gần 2,7%, Marina Zhang, người nghiên cứu sự đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc tại ĐH Công nghệ Sydney ở Australia, cho biết. Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP dưới mục tiêu của Trung Quốc trong năm nay có thể đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ khó tăng cường đầu tư vào R&D hơn, cô nói.

Công nhân sản xuất tại một phân xưởng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: THX

Có rất ít nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư cho R&D bất chấp tình hình kinh tế, Futao Huang, một nhà nghiên cứu về giáo dục đại học tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản, cho biết. Tầm quan trọng của khoa học và công nghệ thể hiện ở mức độ thường xuyên xuất hiện thuật ngữ này trong báo cáo đại hội bằng văn bản 44 lần, so với 17 lần trong báo cáo năm 2017, 16 lần vào năm 2012 và 15 lần vào năm 2007, theo một phân tích của Jing Qian, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á tại thành phố New York.

Phân tích của Qian cũng cho thấy khoảng 42 quan chức có bằng cấp chính quy và kinh nghiệm làm việc trong khoa học đã được chọn vào Ủy ban Trung ương, một cơ quan chính trị bao gồm lãnh đạo cao nhất của Đảng, bao gồm cả Bộ Chính trị. Những thành viên này thường đứng đầu các cơ quan chính phủ, bao gồm cả các bộ liên quan tới khoa học và các cơ quan tài trợ nghiên cứu.

Các chất bán dẫn và tính tự lực

Đầu tháng này, Hoa Kỳ đã đưa ra các hạn chế mới đối với xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến, cùng với thiết bị sản xuất và bí quyết, sang Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát là mới nhất trong hàng dài các rào cản do Hoa Kỳ áp đặt đối với thương mại mà Trung Quốc sẽ dựa vào đó để xây dựng nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của tính tự lực trong khoa học và công nghệ; các nhà nghiên cứu nói rằng ưu tiên này có thể chuyển sang tăng cường đầu tư vào các ngành quan trọng chiến lược như sản xuất chất bán dẫn, nền kinh tế kỹ thuật số, điện toán lượng tử và y sinh. "Nếu bạn không thể mua nó, bạn phải làm ra nó”, Denis Simon, người nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại Đại học Duke ở Durham, Bắc Carolina, nói.

Sản xuất chất bán dẫn ở Hoài An, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhưng các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi xem Trung Quốc có kế hoạch phân bổ tiền tài trợ như thế nào. Zhang nói rằng nhiều tiền hơn sẽ phải dành cho nghiên cứu cơ bản và các công ty sẽ cần gánh vác nhiều hơn khoản đầu tư mà cho đến nay chủ yếu đến từ chính phủ.

“Cái gật đầu của báo cáo đối với vai trò chính của khu vực doanh nghiệp trong việc cung cấp đầu tư cho R&D là rất đáng khích lệ”, bà Zhang nói. “Đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự đa dạng, đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự tự chủ và đổi mới sáng tạo phải chịu đựng những thất bại”, bà Zhang cho biết.

Nhưng Qian nói rằng chính phủ Trung ương ngày càng can thiệp vào tính năng động của thị trường và điều này có thể sẽ tiếp tục. Trong một môi trường như vậy, phần lớn số tiền có thể tiếp tục chảy tới các nhà nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhà nước, các công ty công nghệ dẫn đầu và các trường đại học hàng đầu, sẽ ít hơn dành cho những người ở các công ty và trường đại học nhỏ hơn.

Qian cho biết cộng đồng khoa học Trung Quốc dường như không mấy lạc quan về môi trường nghiên cứu, do các chính sách liên quan đến tự do học thuật.

Trung Quốc cũng sẽ ưu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực không gian vũ trụ, bao gồm khoa học vũ trụ, quốc phòng, biến đổi khí hậu, năng lượng sạch và nông nghiệp, trong số các lĩnh vực khác, Qian cho biết.

Thúc đẩy tài năng

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình lưu ý rằng Trung Quốc đã có "nhóm nhân sự nghiên cứu và phát triển lớn nhất trên thế giới". Ông nói rằng nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, các khoản đầu tư vào lực lượng lao động có kỹ năng của đất nước sẽ tiếp tục.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bất chấp những nỗ lực to lớn để đào tạo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, "vẫn còn một khoảng cách về chất lượng", Jacob Feldgoise, người nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trung Quốc tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi tại Đại học Georgetown, Washington DC, cho biết. Ví dụ, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tạo ra nhiều ấn phẩm về trí tuệ nhân tạo hơn các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nhưng các bài báo của Hoa Kỳ thu được gấp đôi tỷ lệ trích dẫn trên toàn cầu.

Để thúc đẩy lực lượng lao động, Trung Quốc có thể cố gắng tuyển dụng các nhà nghiên cứu quốc tế và thu hút những học giả Trung Quốc ở nước ngoài, bên cạnh việc đào tạo các nhà khoa học trong nước. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân tài nước ngoài là một chủ đề nhạy cảm, do đó, các nỗ lực trong nước “sẽ được ưu tiên cao hơn và việc tuyển dụng ở nước ngoài sẽ được thực hiện một cách lặng lẽ hơn, không phô trương”, Simon nói. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã bị giám sát vì không công khai mối quan hệ tài chính với các chương trình tuyển dụng nhân tài ở Trung Quốc. 

Một số nhà phân tích cho rằng, căng thẳng chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tràn sang lĩnh vực khoa học. Trong vài năm qua, ngày càng ít nhà nghiên cứu tuyên bố về mối liên kết kép giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các ấn phẩm của họ, và số lượng các ấn phẩm hợp tác đồng tác giả bởi các nhà khoa học ở hai nước đã suy giảm. 

Trong ngắn hạn và trung hạn, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tham gia, nhưng không ở gần mức được quan sát "trong thời kỳ hoàng kim của hợp tác song phương", trong những năm 1990 đến giữa những năm 2010, ông Simon cho biết.

Ông nói thêm: Việc Trung Quốc tăng cường chú trọng vào việc bồi dưỡng nhân tài trong nước có thể dẫn đến nhiều áp lực hơn trong việc thể hiện kết quả, ông nói thêm. “Không còn đơn giản là mong muốn Trung Quốc cải thiện hiệu suất đổi mới sáng tạo của mình nữa; đây là mệnh lệnh quốc gia”.

Mặc dù vậy, Trung Quốc có ý định “mở rộng trao đổi và hợp tác khoa học và công nghệ với các nước khác, báo cáo đại hội cho biết. Điều này có thể chứng kiến việc Trung Quốc chuyển hướng từ hợp tác với Hoa Kỳ để tập trung vào các khu vực khác, chẳng hạn như châu Âu, Úc hoặc Canada, và thậm chí mở rộng quan hệ khoa học với các quốc gia liên quan đến kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu...

Hải Nam(Theo Nature)

推荐内容