Thạc sĩ,ườiđỏmặtkhiuốngrượudễmắcbệnhungthưvàhuyếtáti le ca cuoc bác sĩ Trương Trọng Hoàng, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết, đỏ mặt khi uống rượu bia gặp nhiều ở người Đông Á. Ở Việt Nam, khá nhiều người cũng bị tình trạng này.
Khi một người uống rượu bia, gan sẽ làm nhiệm vụ chuyển hóa rượu, Acetaldehyde là chất trung gian. Vì một lý do nào đó, có thể do di truyền, cơ thể bị thiếu một loại enzym để chuyển hóa Acetaldehyde, gây tích tụ trong cơ thể, dẫn đến đỏ mặt.
Tình trạng này xảy ra ngay cả khi uống ít rượu.
Theo bác sĩ Hoàng, một nghiên cứu cho thấy đỏ mặt khi uống rượu liên quan đến nguy cơ bị tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp là nguồn gốc của những biến chứng nặng nề hơn như bệnh tim hoặc đột quỵ. Do đó, đỏ mặt cũng là một cảnh báo về sức khỏe, nên thăm khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp.
Một nghiên cứu khác lại cho thấy, đỏ mặt khi uống rượu bia liên quan đến một số bệnh lý ung thư đường tiêu hóa, ví dụ như ung thư thực quản ở nam giới ở Đông Á.
Theo bác sĩ Hoàng, một số người còn chọn cách uống thuốc để giảm triệu chứng đỏ mặt khi đi nhậu, nhưng thuốc chỉ tác động cục bộ ở vùng các mạch máu vùng mặt, còn chất Acetaldehyde vẫn tích tụ trong cơ thể.
"Nếu ai đó thấy mình không đỏ mặt mà chủ quan uống nhiều rượu hơn sẽ khiến chất Acetaldehyde tạo ra nhiều hơn, nguy cơ tăng huyết áp, ung thư cũng tăng cao. Tốt nhất, người dân nên hạn chế rượu bia nhiều nhất có thể", bác sĩ Hoàng tư vấn.