Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục chiến thắng Australia?_nhan dinh napoli

时间:2025-01-11 05:22:00 来源:PhongThuyBet

- Bài viết có tựa đề "Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục chiến thắng Australia?áodụcViệtNamsẽtiếptụcchiếnthắnhan dinh napoli" đăng trên tờ Thời báo Canberra (The Canberra Times)cuối tháng 7/2015 nhân dịp công bố báo cáo nghiên cứu của OECD về chất lượng giáo dục phổ thông. 

Nội dung bài viết đề cập đến việc Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và các điều kiện xã hội đã đạt thứ hạng cao hơn so với Australia (và nhiều nước phát triển khác) trong bảng xếp hạng của OECD. Bài viết phân tích nguyên nhân và các vấn đề xung quanh của hiện tượng Việt Nam. Bài báo là một thông tin rất tốt để các nhà giáo dục Việt Nam tham khảo qua góc nhìn của các chuyên gia từ bên ngoài.

Dưới đây là bản dịch của bài báo này.

{keywords}

Chương trình giáo dục của Việt Nam chú trọng vào kỹ năng đọc hiểu và tính toán. Ảnh: Châu Đoàn

Chuyện gì đang xảy ra?

Một sự kiện có lẽ gây ngạc nhiên cho Việt Nam và những người quan sát bên ngoài, 

Việt Nam một nước châu Á còn nhiều khó khăn đã đạt được vị trí thứ 12 trong tổng số 76 nước tham gia vào bảng xếp hạng thế giới được công bố đầu năm nay (2015, chú ý của người dịch) bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). 

Bảng xếp hạng này chủ yếu dựa vào kết quả đạt được của học sinh lứatuổi 15 qua các bài thi PISA năm 2012 (2012 Programme For InternationalStudent Assessment) các môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu. 

Chú ý là kỳ thi PISA được tổ chức ba năm một lần.

Kết quả của Việt Nam được mô tả là "gây sửng sổt" và "xuất sắc" nàyđã nhận được sự ngợi khen khắp nơi bởi các nhà lãnh đạo và chuyên giatrong khu vực và cũng như bên ngoài khu vực với một thực tế: Năm 2012 lànăm đầu tiên Việt Nam tham gia PISA.

{keywords}

12 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục dựa trên điểm thi toán và khoa học của học sinh ở độ tuổi 15 do OECD thực hiện

Tại sao Việt Nam lại thành công?

Sự thành công của Việt Nam đã trở thành một chủ đề cho các thảo luận gần đây. Theo ý kiến của Giám đốc về Giáo dục và các kỹ năng của OECD, ngài Andreas Schleicher thì các thành công của quốc gia này là kết quả của "sự lãnh đạo được cam kết, một chương trình được tập trung, và sự đầu tư vào giáo viên"

Ông Andreas Schleicher cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng rất nghiêm túc trong vấn đề đối chọi với các thách thức đối với giáo dục. Ví như, việc đảm bảo sĩ số học sinh được thực hiện rộng rãi, đã thể hiện một tầm suy nghĩ đi trước và lòng quyết tâm mà chỉ một số ít nước khác làm được.

Với một kế hoạch dài hơi đã có, ông Schleicher nói rằng chính phủ Việt Nam rất "mong muốn học tập" từ các nước có kết quả cao, và sẵn sàng cam kết các khoản ngân quỹ cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đặt ra: 21,4% ngân sách chi tiêu của nhà nước được dành cho giáo dục.

So sánh Việt Nam với các nước khác như thế nào?

Mặc dù chỉ tham gia kỳ đánh giá PISA lần đầu tiên (2012) song học sinh Việt Nam đã đạt thành tích cao hơn hẳn học sinh của nhiều nước phát triển, trong đó có Khối liên hiệp Ạnh (xếp hạng 20), Đan Mạch (hạng 22), Hoa Kỳ (hạng 28) và Thuy Điển (hạng 35). 

Cũng như Đức (hạng 13), kết quả cả ba môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu của Việt Nam đều trên mức trung bình của tất cả các nước OECD. 

Thêm vào đó, gần 17% của học sinh Viêt Nam từ các gia đình nghèo nhất đạt được kết quả đứng trong tốp 25% của tất cả các học sinh đạt kết quả cao nhất.

Cuối cùng để so sánh với các nước khác, ông Schleicher nói rằng Việt Nam hưởng lợi từ một chương trình giáo dục tập trung vào việc phát triển các kỹ năng nhận thức, cơ bản trong Đọc hiểu và sâu trong môn Toán, đối lập với chương trình "rộng một kilômét nhưng sâu một căngtimét" thấy được ở Nam Mỹ và nhiều nước châu Âu. 

Một yếu tố nữa đó là với việc cam kết dùng gần một phần năm ngân sách chi tiêu cho giáo dục, Việt Nam đã dùng tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một nước của OECD nào.

Chỗ nào Australia có thể học được?

Australia xếp hạng 14, hai hạng thấp hơn Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới của OECD. 

Khi tham gia lần đầu tiên kỳ đánh giá PISA năm 2000 Australia có kết quả nằm trong những quốc gia đứng đầu ở cả ba môn thi. Tuy nhiên từ đó kết quả cứ đều đều đi xuống. Có một số người biện minh cho rằng so với năm 2000 thì hiện nay số quốc gia tham gia kỳ đánh giá PISA đã tăng gấp đôi, và ở một phương diện nào đó thì kết quả của Australia vẫn rất tốt. 

Song, một số ý kiến lo lắng khi thấy con số tăng lên của các học sinh có kết quả thấp và giảm đi số học sinh đạt kết quả cao ở môn Toán và Đọc hiểu (Môn Khoa học kết quả xem ra có vẻ ổn định).

Một số người lập luận rằng kết quả của học sinh Australia có thể được nâng lên bằng cách tăng thêm lương và nâng cao vị trí của nghề giáo, yêu cầu đầu ra cao hơn đối với học sinh và khuyến khích một sự tập trung nhiều hơn vào giáo dục tại gia đình. 

Một số người cũng phàn nàn rằng ngân sách công dành cho giáo dục cần tăng lên, căn cứ vào các số liệu của Ngân hàng thế giới thì tổng số chi tiêu của Nhà nước cho giáo dục năm 2012 chỉ chiếm 13,2% so với 21,4% của Việt Nam.

Những người ca ngợi kết quả của Việt Nam nói gì?

Nhiều người đánh giá thành quả của giáo dục của Việt Nam là xuất sắc nếu nhìn vào tình trạng đất nước này còn gặp khó khăn về kinh tế cũng như các thách thức đạt ra đối với một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh trước đó không lâu. 

Nhiều chuyên gia cũng chú ý và chỉ ra các yếu tố khác: tính "nghiêm khắc" vốn tồn tại trong các lớp học ở Việt Nam - những bài tập có tính thử thách được đưa ra cho học sinh và sự tập trung vào một số vấn đề để giảng dạy chứ không lan man quá nhiều nội dung.

Giáo dục và sự chăm chỉ cũng được đề cao trong xã hội Việt Nam. Giáo viên rất được tôn trọng, cả trong lớp học và ngoài xã hội. Điều này cũng được phản ảnh trong hệ thống giáo dục nơi mà giáo viên được cho quyền tự chủ tới một mức nhất định trong giảng dạy và thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn so với đông nghiệp ở các nước OECD khác.

Giáo viên được ca ngợi nếu có chuyên môn tốt, nếu biết cách động viên khuyến khích học sinh có thái độ tích cực với học tập, và nghiêm khắc trong lớp học. Ngoài ra cha mẹ học sinh cũng đóng vai trò quan tọng trong việc hỗ trợ học sinh ở nhà cũng là một yếu tố quan trọng.

Những ý kiến khác về kết quả của Việt Nam?

Mặc dù đạt kết quả cao ở kỳ đánh giá PISA, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng không phải không nhận được những chỉ trích. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển khẳng định rằng điểm số PISA không đánh giá học sinh một cách toàn diện được, và rằng năng lực của học sinh Việt Nam "vẫn còn chưa được tốt". 

Những người khác thì cho rằng chương trình giáo dục còn nặng về "học thuộc lòng" mà chưa quan tâm đến các năng lực suy nghĩ phê phán và giải quyết vấn đề, và chủ yếu "chỉ để thi đỗ". Một số nói rằng hệ thống giáo dục đã thất bại trong việc đáp ứng được yêu cầu của các nhà sử dụng lao động, những người đang kêu gọi tăng cường nhiều hơn kỹ năng sáng tạo, làm việc theo nhóm và giao tiếp.

Một thách thức khác nữa đối với giáo dục Việt Nam và tỷ lệ học sinh đi học. Hiện tại, tỷ lệ chung học sinh tiếp tục học ở bậc trung học phổ thông là 65%- so sánh với, chẳng hạn Hàn Quốc-một cường quốc PISA khác là 95%. Như vậy vấn đề kết quả của PISA của Việt Nam, đại diện cho các học sinh còn đi học, sẽ chỉ phản ánh được trình độ của những học sinh có điều kiện hơn và khả năng học tập tốt hơn.

Kết luận

Mặc dù nhiều người thống nhất rằng PISA có thể chưa phải là "một chỉ số hoàn hảo", họ cũng cho rằng kết quả của PISA cũng đưa ra một "ảnh chụp nhanh" (snapshot) về kết quả giáo dục của một đất nước theo thời gian. 

Trong khi vẫn có nhiều người còn băn khoăn rằng thành công của Việt Nam có thể là mang lại sự tự mãn tại thời điểm khi mà những cải cách đang được tiếp tục, những người khác cho rằng quốc gia này đã cho thấy họ đã "đối chọi được với thách thức". 

Những người này dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được thành công trong kỳ đánh giá PISA tiếp theo tổ chức vào tháng 11/2015.

Tác giảColleen Ricci
Người dịch: Tạ Ngọc Trí(Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT)

XEM THÊM: 

>> Điều nguy hiểm khi OECD xếp giáo dục Việt Nam thứ 12
推荐内容