Đậu phụ có nhiều lợi ích nhưng vẫn cấm kỵ với một số người_bảng ngọc veres

Đậu nành là loại đậu được trồng nhiều bậc nhất trên thế giới và là nguồn protein phong phú. Chuyên gia dinh dưỡng người Anh,Đậuphụcónhiềulợiíchnhưngvẫncấmkỵvớimộtsốngườbảng ngọc veres Jo Lewin, chia sẻ những lợi ích của đậu phụ chế biến từ đậu nành. 

Thành phần dinh dưỡng

100g đậu phụ bao gồm 73 calo, 8,1g protein, 4,2g chất béo (0,5g chất béo bão hòa), 0,7g carbohydrate và canxi. 

Đậu phụ là món ăn quen thuộc của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Ảnh minh họa: Tofubud

Nguồn chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể

TheoGoodfood, sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là isoflavone. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, giảm thiểu tác hại stress oxy hóa do gốc tự do gây ra. Yếu tố stress oxy hóa có liên quan đến quá trình lão hóa và sự khởi phát của một số bệnh mạn tính. Đậu nành cũng cung cấp các hợp chất thực vật như saponin tốt cho sức khỏe.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Isoflavone là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật). Khi ăn đậu thường xuyên, phụ nữ có thể giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như tâm trạng không tốt và bốc hỏa.

Tuy nhiên, di truyền học, hệ vi sinh vật đường ruột và các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong cách cơ thể chúng ta phản ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định, liệu chế độ ăn giàu thực phẩm chứa phytoestrogen có lợi cho tất cả phụ nữ hay không.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu isoflavone, như đậu phụ, có thể giảm mức cholesterol toàn phần bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL), thường được gọi là cholesterol xấu. 

Tiêu thụ thường xuyên các loại đậu, bao gồm cả đậu nành, có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim do đậu giàu hóa chất thực vật cũng như chất xơ.

Nguồn protein thực vật hoàn chỉnh

Đậu nành, bao gồm cả đậu phụ, là nguồn protein thực vật hữu ích, cung cấp 9 loại axit amin thiết yếu mà chúng ta cần để phát triển, thực hiện các chức năng như miễn dịch. Khả năng cơ thể sử dụng protein trong đậu nành có thể ngang với protein động vật.

Hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu

Một nghiên cứu về phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ 100mg isoflavone đậu nành mỗi ngày đã giảm 15% lượng đường trong máu lúc đói và 23% lượng insulin. Tương tự, những phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh tiểu đường bổ sung protein đậu nành đã giảm mức insulin lúc đói, kháng insulin và kiểm soát cholesterol.

Đậu phụ an toàn, bổ dưỡng cho hầu hết mọi người. Ảnh: WP

Đậu phụ có an toàn cho tất cả mọi người?

Đậu phụ thường được đánh giá an toàn cho hầu hết mọi người, trừ khi bạn bị dị ứng đậu nành. Đậu nành còn có tác dụng phụ không đáng kể là cản trở hoạt động của tuyến giáp. Người bị bệnh liên quan tuyến giáp nên giảm thiểu lượng đậu phụ ăn vào.

Đậu phụ và các sản phẩm chế biến từ đậu nành khác có chứa oxalat. Những người có tiền sử sỏi thận canxi oxalat nên tránh tiêu thụ quá nhiều đậu nành. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy các sản phẩm đậu nành chứa một lượng vừa phải phytate có lợi cho bệnh nhân sỏi thận.

Việc ăn đậu nành đã gây tranh cãi trong những năm gần đây, với một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mối liên hệ với ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đã kết luận, isoflavone có trong đậu nành không ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, vú hoặc tử cung ở phụ nữ mãn kinh.

Đậu nành chứa chất kháng dinh dưỡng, bao gồm chất ức chế trypsin và phytate. Những chất này có thể ức chế sự hấp thụ của chúng ta đối với một số chất dinh dưỡng có giá trị của đậu. Ngâm hoặc lên men đậu nành trước khi nấu có thể giảm thiểu các hợp chất đó. 

WHO cảnh báo về loại chất độc hại có trong nhiều món ăn quen thuộc

WHO cảnh báo về loại chất độc hại có trong nhiều món ăn quen thuộc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá chất béo chuyển hóa có tính độc hại khiến 5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.
Nhà cái uy tín
上一篇:‘Lựa chọn của trái tim’ tập 7: Anh chàng thợ cắm hoa chiến thắng với câu nói đốn tim phái nữ
下一篇:Dàn nhân viên cơ bắp ở viện dưỡng lão Nhật Bản