Ớt chuông có nhiều màu từ xanh,áchănớtchuôngtốtnhấtgiúpchốnglạicácbệnhmãntísoi keo monza vàng, cam, đỏ. Chúng chứa 92% là nước, phần còn lại là carb, protein, chất béo cùng các khoáng chất và vitamin. Lượng carb trong ớt chuông đến chủ yếu từ glucose và fructose, mang đến vị ngọt tự nhiên cho ớt chuông chín, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ớt chuông rất giàu vitamin C. Một trái ớt chuông có thể cung cấp 169% hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ớt chuông chứa khoảng 2% chất xơ, là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, ớt chuông còn chứa vitamin K1, vitamin A, folate và kali, cùng nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là carotenoid, có nhiều trong ớt chuông chín. Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoid tìm thấy trong ớt chuông, giúp bảo vệ võng mạc khỏi các tác động oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, một số loài ớt chuông (màu cam) hàm lượng zeaxanthin cao. Riêng ớt vàng chứa hàm lượng lutein cao, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở mắt và giảm nguy cơ khiếm thị. Đặc biệt, ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp sắt, vitamin C dồi dào, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt qua đường ruột. Ớt chuông đỏ cung cấp 169% lượng vitamin C cơ thể cần dùng mỗi ngày, tăng khả năng hấp thụ sắt, phòng chống bệnh thiếu máu, nhất là ở tuổi dậy thì của nữ giới. Ớt chuông giúp cải thiện sức khoẻ và giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải. Những người dị ứng phấn hoa có thể kích ứng với ớt chuông, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều hoặc nếu bạn bị dị ứng phấn hoa. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ớt chuông. Ớt chuông có thể ăn sống hoặc ăn chín đều được. Nếu hệ tiêu hóa của bạn tốt thì bạn nên ăn sống để bảo toàn lượng vitamin C được hấp thụ vào trong cơ thể. Bởi nếu được chế biến ở nhiệt độ cao, lượng vitamin C trong ớt chuông thất thoát, giảm tác dụng nên cách tốt nhất là dùng sống. Tuy nhiên, với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên ăn ớt sống mà phải nấu chín và chỉ ăn với một lượng vừa phải. Để tiêu hóa dễ hơn, bạn có thể cắt nhỏ, nướng qua trước khi chế biến sẽ tốt hơn. - Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, yếu hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên dùng ớt chuông sống. - Bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, viêm thực quản không ăn ớt chuông. - Người có khả năng loãng xương cũng không nên ăn ớt chuông để tránh làm viêm xương và tạo thành loãng xương. Nếu ăn thì cần gọt vỏ, làm sạch, nấu chín và ăn với lượng vừa phải để dễ dàng tiêu hóa hơn. - Những bệnh nhân mắc bệnh về mắt nên ăn ít hoặc không nên ăn. - Những người bị sốt, cao huyết áp, lao phổi nên thận trọng khi ăn ớt chuông. Theo Sức khỏe và Đời sốngƯu điểm của từng loại ớt chuông, rất có thể bạn chưa biết
Ớt chuông nên ăn sống hay nấu chính?
5 nhóm người không nên ăn ớt chuông