Vừa chào đời ngày 23/5,ướumáukhổnglồbằngcơthểbésơkết quả bóng đá ngoại hạng anh bé trai nặng 2,7kg ở Cà Mau đã khiến y bác sĩ sửng sốt vì khối bướu máu gồ lên, to như bàn tay người lớn. Ngay ngày hôm sau, em được chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bác sĩ ghi nhận bướu máu có đường kính 15cm, phủ kín vùng mông - đùi phải. Trẻ có dấu hiệu xuất huyết vòm họng, kèm theo vàng da, chẩn đoán bướu máu Kasabach - Merritt.
Ngay lập tức, bé được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và siêu âm tổng quát. Không ngoài lo lắng của bác sĩ, kết quả cho thấy bé bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Trẻ đối mặt với nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não nếu không có hướng can thiệp phẫu thuật phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Kiến Mậu, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết các chuyên gia về sơ sinh, ngoại khoa, bướu máu, huyết học, gây mê… đã được mời đến hội chẩn ngay sau đó. Hướng xử trí tốt nhất là can thiệp phẫu thuật bóc tách lấy khối u.
Người trực tiếp phẫu thuật là bác sĩ Đào Trung Hiếu, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Vấn đề lớn nhất được đặt ra là khi bóc tách trọn vẹn bướu máu, làm sao tính toán để da còn đủ, che được tối đa mô và cơ bên dưới đùi và mông trẻ.
“Đó chính là vấn đề”, bác sĩ Mậu nhớ lại sự căng thẳng khi hội chẩn.
Ngày 26/5, bé trai bước vào ca phẫu thuật khi tròn 3 ngày tuổi. Bướu máu được bóc tách sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Bé cũng được truyền hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương trong ca mổ. Đúng như dự tính, khoảng da trống quá lớn sau khi “gọt” khối bướu. Ê-kíp nỗ lực hết sức để khâu kín khoảng 3/4.
“Khi bé đã hồi tỉnh, hết thuốc giảm đau, bé bắt đầu xoay trở, khóc nhiều, bứt rứt, vết thương căng ra. Cậu bé chỉ bằng 3 bàn tay người lớn mà vết thương bằng 1/3 cơ thể nên việc vỗ về cũng rất khó”, chị Vũ Thị Hà Phương, Điều dưỡng trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM kể.
Vết thương hở nghĩa là nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, nhất là ở trẻ sơ sinh. Cứ 2 giờ/lần, các cô lại đến kiểm tra rồi đặt bé nằm nghiêng tuyệt đối. Việc thay tã cũng thường xuyên hơn vì nguy cơ nhiễm trùng. Bé được tắm khô bằng một dung dịch đặc biệt để đảm bảo vấn đề nhiễm khuẩn.
Khoa Sơ sinh đã phối hợp với bác sĩ của Khoa Bỏng - Phẫu thuật tạo hình hỗ trợ để tiến hành thay băng. Cậu bé được sử dụng những những loại gạc rất đặc biệt để chăm sóc vết thương hở. Vậy nhưng, vết thương vẫn tiết dịch khá nhiều vào những ngày đầu. Nỗi lo lắng của y bác sĩ cũng tăng lên.
“Chỉ sơ sẩy một chút, vết thương bị nhiễm trùng thì con lại phải chịu thêm đau đớn và hao phí công sức của ê-kíp phẫu thuật”, chị Phương tâm sự.
“Thách thức khi chăm sóc trẻ sơ sinh là nguy cơ nhiễm trùng. Ngày nào chúng tôi cũng thăm các cháu ít nhất 3 lần, trường hợp đặc biệt như cậu bé này sẽ càng nhiều hơn nữa”, bác sĩ Mậu nói.
Đến nay, vượt qua những ngày căng thẳng, vết thương của bé đã “đẹp” và lên mô hạt nhiều, tiến triển rất khả quan. Bác sĩ Mậu cho hay, trẻ đang được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh. Nguy cơ tái phát bướu máu không cao do đã được bóc tách gần như triệt để. Tuy nhiên, bé sẽ được lên kế hoạch theo dõi, tái khám sau khi xuất viện.
Bé sơ sinh phải khâu 21 mũi trên đầu vì sai lầm nghiêm trọng của người nhàKhi chào đời tại nhà, thấy vùng đầu trẻ có khối bùng nhùng, một người thân trong gia đình đã dùng dao cắt bỏ màng dính khiến bé chảy nhiều máu, phải nhập viện cấp cứu.