Năm 2017,ụnữkhởinghiệpCầncócácchươngtrìnhđàotạotưvấtỷ số tây ban nha hôm nay Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” đã được Chính phủ phê duyệt. Tại Bình Dương, kế hoạch triển khai đề án này cũng đang được UBND tỉnh xem xét thông qua. Để phụ nữ khởi nghiệp thành công vẫn còn gặp không ít rào cản, rất cần các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là đối với những ý tưởng kinh doanh mới và mang tính sáng tạo. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Bình Dương đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh - cơ quan tham mưu, hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho đề án này.
Hội LHPN phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một tổ chức lớp dạy nghề nấu ăn đãi tiệc, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ khởi nghiệp.Ảnh: HỒNG PHƯƠNG
- Thưa ông, dưới góc nhìn của ông, thời gian qua doanh nghiệp (DN) do phụ nữ làm chủ đã có những đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
- Mặc dù các kết quả khảo sát tại Việt Nam gần đây cho thấy DN do phụ nữ thường tập trung ở quy mô siêu nhỏ và nhỏ nhưng những DN này lại đóng một vai trò quan trọng đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Cụ thể, DN do phụ nữ làm chủ giải quyết việc làm cho người lao động hiệu quả hơn và có tỷ lệ lao động nữ cao hơn so với DN do nam làm chủ. Trong thời gian qua, DN do phụ nữ làm chủ đã có đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. DN do phụ nữ làm chủ cũng thực hiện chính sách và trách nhiệm xã hội tốt. Vì vậy, việc “Nâng cao vai trò phụ nữ khởi nghiệp trong thời kỳ mới” là một việc làm thiết thực để tăng cường sự đóng góp của nữ giới cho sự phát triển của đất nước và góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.
- Trong giai đoạn hiện nay, DN nói chung và DN do phụ nữ làm chủ nói riêng có những thuận lợi gì trong quá trình khởi nghiệp, thưa ông?
- Năm 2016 được xem là năm “Quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844). Tại Bình Dương, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 844 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020. Tiếp theo đó là Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” đã được Thủ tương Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh đang xem xét thông qua kế hoạch thực hiện. Cho đến thời điểm hiện tại, “làn sóng khởi nghiệp” đã lan rộng và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các buổi tọa đàm, hội thảo được tổ chức với tần suất ngày một tăng. Nhiều chính sách, luật và chương trình khuyến khích khởi nghiệp đã và đang được xây dựng, ban hành. Cộng đồng khởi nghiệp không chỉ có nam giới mà phụ nữ cũng đang khởi nghiệp một cách mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Với nhiệt huyết và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, nhiều phụ nữ đã và đang phát triển nên những mô hình kinh tế, kinh doanh hiệu quả. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho các dự án khởi nghiệp nói chung và phụ nữ khởi nghiệp nói riêng.
- Ông có thể cho biết, ngoài khó khăn chung của một DN khởi nghiệp, đối với phụ nữ còn phải đối mặt với những vấn đề gì nữa?
- Các dự án khởi nghiệp nói chung phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể tồn tại và phát triển được. Phụ nữ khởi nghiệp lại càng khó khăn hơn nữa bởi họ gặp không ít rào cản mang tính đặc thù về giới. Cụ thể là phụ nữ khó tiếp cận các nguồn lực và thị trường. DN nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ thường có quy mô siêu nhỏ và nhỏ nên việc vay vốn là khá khó khăn vì không có tài sản thế chấp phù hợp, hoặc không có sự ủng hộ của người chồng và gia đình trong quá trình vay vốn. Bên cạnh đó, phụ nữ ít có cơ hội tham gia xúc tiến thương mại. Hàng năm, thường chỉ có một tỷ lệ nhỏ DN nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của trung ương và địa phương.
Ngoài ra, nữ doanh nhân còn phải cân bằng công việc quản lý DN với gia đình và phải vượt qua những trở ngại văn hóa. Dù đã được cải thiện, song vẫn còn tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, coi việc kinh doanh không phải là việc của phụ nữ. Hơn nữa, vai trò và trách nhiệm của phụ nữ bị gắn nhiều hơn với thiên chức gia đình, với sinh đẻ và chăm sóc con cái. Điều này khiến nữ doanh nhân có ít thời gian hơn nam giới trong việc kinh doanh và như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của DN do phụ nữ làm chủ.
- Vậy, đâu là những giải pháp để có thể hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thành công?
- Phụ nữ khởi nghiệp là một thành phần quan trọng không thể thiếu của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam và toàn thế giới. Để nâng cao vai trò phụ nữ khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay cần quan tâm đến nhiều vấn đề, trước tiên là giải quyết các vấn đề về hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến tiếp cận nguồn vốn cho DN khởi nghiệp nói chung. Tiếp đó là thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó đáp ứng các yêu cầu kết nối đồng bộ các thành phần của hệ sinh thái để tăng cường hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp. Mặc dù bản thân các DN có thể tự mình có trách nhiệm nâng cao vai trò phụ nữ trong kinh doanh nhưng Chính phủ cũng có thể đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ. Vì vậy, cần có các chương trình đào tạo, tư vấn và cố vấn ưu tiên cho phụ nữ để họ có thể cạnh tranh bình đẳng với các DN do nam giới sở hữu; tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho phụ nữ khởi nghiệp, các chương trình cho vay giúp phụ nữ tiếp cận tín dụng và vốn cần thiết để bắt đầu các DN nhỏ. Ngoài ra, cần một số chính sách công giúp nâng cao vai trò của phụ nữ như nâng cao nhận thức về bình đẳng giới chẳng hạn...
- Xin cảm ơn ông!
THU THẢO (thực hiện)
相关文章:
相关推荐:
1.1934s , 7534.15625 kb
Copyright © 2025 Powered by Phụ nữ khởi nghiệp: Cần có các chương trình đào tạo, tư vấn_tỷ số tây ban nha hôm nay,PhongThuyBet