Chuyển đổi số trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp_tỷ số giải vô địch ý

时间:2025-01-10 19:37:06来源:PhongThuyBet作者:Nhận Định Bóng Đá

Trong những năm vừa qua,ểnđổisốtrongcơcấulạingànhnôngnghiệtỷ số giải vô địch ý toàn tỉnh Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các hoạt động sáng kiến xây dựng và chuyển giao ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất trên địa bàn. 

Lâm Đồng 1.jpg
Ứng dụng công nghệ IoT giúp người sản xuất tăng thêm lợi nhuận sản phẩm 15-20%.

Theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, toàn tỉnh Lâm Đồng có 14 doanh nghiệp nông nghiệp được chứng nhận ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó 13 doanh nghiệp trồng trọt 534,2 ha rau, hoa cao cấp, dâu tây, phúc bồn tử, nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và quy mô 2.800 con bò sữa với diện tích 150 ha Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam.

Ngoài ra còn có 8 vùng đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tổng diện tích 1.640 ha/tổng quy mô 6.168 ha thuộc 19 vùng sản xuất trồng trọt; 13.850 con bò sữa/tổng quy mô 36.460 con bò sữa của 2 vùng chăn nuôi.

Tính chung trên lĩnh vực trồng trọt toàn tỉnh hơn 665 ha ứng dụng công nghệ thông minh (275 ha hoa; 272 ha rau; 80,5 ha cây ăn quả, 15,5 ha dâu tây, 10 ha chè và 12 ha cà phê), sử dụng công nghệ IoT với chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ Bộ RATA IoT-3G/4G; cảm biến vi khí hậu; chậu giám sát độ ẩm; lượng nước thoát, EC nước thoát cho giá thể; hạ tầng kỹ thuật tưới; phần mềm quản lý trang trại thông minh.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ IoT giúp người sản xuất giảm 10-20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; giảm 30-50% lượng nước tưới và nhân công lao động; tăng thêm lợi nhuận 15-20%.

Qua đó cho thấy, nông nghiệp thông minh trong tỉnh Lâm Đồng có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và giá trị kinh tế trên từng loại cây trồng, vật nuôi, giúp người sản xuất thiết lập dữ liệu trên phần mềm điện tử đối với các yếu tố vi khí hậu, môi trường, dinh dưỡng vừa nêu…

Kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh đã góp phần đưa doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 268 triệu đồng/ha.

Theo đó ứng dụng công nghệ IoT trên đơn vị diện tích canh tác rau đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm; hoa đạt từ 3-5 tỷ đồng/ha/năm.

Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đánh giá từng điển hình như: Công ty TNHH Dalat Hasfarm áp dụng hiệu quả công nghệ thông minh trong quy trình kỹ thuật canh tác, hệ thống hoạt động trong nhà kính hiện đại ở đây đều lắp đặt thiết bị cảm biến kết nối với máy tính qua đường truyền internet toàn cầu, điều khiển các chế độ theo dõi, chăm sóc hoa được lập trình.

Tại Công ty TNHH Cầu Đất Farm, toàn bộ hệ thống nhà kính 7 ha thiết kế đồng bộ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rau, hoa thông qua hệ thống quạt, lưới cắt nắng, bơm tưới kết hợp châm phân, điều chỉnh độ EC và pH; hệ thống camera giám sát quy trình chăm sóc, quá trình sinh trưởng của cây; Hợp tác xã Sản xuất lúa hữu cơ Tân Hưng Phát (Cát Tiên) và Trang trại Sầu riêng hữu cơ tại Thôn 3, xã Triệu Hải (Đạ Tẻh) đã và đang sử dụng máy bay không người lái phun chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại và tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất...

Cũng theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ thông minh vào hoạt động quản lý chuồng trại, xử lý chất thải, thức ăn, hỗ trợ sinh sản và tăng năng suất vật nuôi.

Cụ thể các doanh nghiệp sử dụng máy liên hợp, phối trộn khẩu phần thức ăn theo phương pháp TMR; sử dụng robot đẩy thức ăn tại các trại chăn nuôi bò sữa; trên 95% máy vắt sữa tiết kiệm thời gian.

Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam sử dụng hệ thống vắt sữa tự động rotary; gắn chíp điện tử 3.700 con bò sữa để theo dõi ăn uống, nghỉ ngơi, tình hình sức khỏe, bệnh tật; phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; hệ thống massage tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa...

Trong năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chung, dữ liệu mở về các vùng trồng trọt, quy hoạch, quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả diện tích đất; vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; sản phẩm OCOP; quan trắc dự báo, cảnh báo lũ lụt, ngập úng, hạn hán, thiếu nước, số lượng, chất lượng nước; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm sản, thủy sản, qua đó đáp ứng công tác chỉ đạo điều hành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần tái cơ cấu  ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

Theo VĂN VIỆT(Báo Lâm Đồng)

相关内容
推荐内容