当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Sinh viên có 8 bài báo khoa học: 'Dạy học hay nghiên cứu sẽ khó thành công trong lần đầu tiên'_lich thi đau serie

Từ á khoa tới công dân trẻ thành phố

Hoàng Trung Hiếu là một trong 12 gương mặt đạt danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2019. Hiếu được bình chọn là gương sinh viên tiêu biểu với rất nhiều thành tích xuất sắc trong học tập,êncóbàibáokhoahọcDạyhọchaynghiêncứusẽkhóthànhcôngtronglầnđầutiêlich thi đau serie nghiên cứu khoa học. 

Ngày thi đại học, Hiếu là á khoa chương trình Cử nhân tài năng của khoa Công nghệ Thông tin trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Trong quá trình học tập, bạn là sinh viên 5 tốt cấp Thành phố, giải Nhì cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo lần thứ 2…

{keywords}
Hoàng Trung Hiếu, một trong những công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM năm 2019 (Ảnh: FBNV)

Đặc biệt với niềm say mê nghiên cứu trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo (AI), Hiếu đã tham gia thực hiện 8 bài báo khoa học. Trong số đó, có 4 bài là tác giả chính được đăng tại các hội nghị Khoa học Máy tính quốc tế.

Trung Hiếu cũng được đánh giá là một trong những sinh viên Việt Nam có kết quả xuất sắc nhất trong các kỳ thi khoa học quốc tế về công nghệ AI cùng với các nghiên cứu sinh, các tiến sĩ của các Trường/Viện/Phòng thí nghiệm nổi tiếng khác trên thế giới như: University of Washington (Mỹ), Baidu (Trung Quốc), University of Augsburg (Đức), DeepBlue Technology, Microsoft (Mỹ)

Đặc biệt, năm 2019 Hiếu gặt được nhiều thành tích nổi bật khi nghiên cứu 3 công trình khoa học tiêu biểu và được công bố trong các hội nghị hàng đầu thế giới. Đó là nghiên cứu đề xuất phương pháp mới trong phân loại ảnh nội soi đường ruột, hệ thống giúp sàng lọc và phát hiện các bệnh thường gặp, các điểm giải phẫu trong ảnh nội soi và hỗ trợ đưa ra đề xuất các hình ảnh có nguy cơ cao cho bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh. Hệ thống này giúp bác sĩ làm việc hiệu quả hơn, tăng số lượng bệnh nhân được điều trị. Kết quả được công bố trong Session: Grand Challenge - ACM Multimedia 2019  - Hội nghị hàng đầu về lĩnh vực đa phương tiện (Multimedia) - h5-index = 58)

Kế đến là nghiên cứu về đề xuất Phương pháp mới trong việc xử lý hình ảnh camera giao thông phục vụ thành phố thông minh, cụ thể ở bài toán tái định danh phương tiện giao thông và phát hiện sự kiện bất thường trong video giám sát giao thông. Hệ thống giúp theo vết các phương tiện giao thông dựa vào hình dáng và các đặc điểm nhận dạng; đồng thời phát hiện các sự cố bất thường xảy ra trên đường phố một cách tự động. Kết quả được công bố tại Session: AI City Challenge trong hội nghị CVPR 2019  có tầm ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới về Thị giác máy tính, chỉ số h5-index =240)

Và công trình thứ ba là đề xuất Phương pháp mới trong việc Phân đoạn đối tượng trong video (Video Instance Segmentation): cho phép tách tự động các đối tượng (xe, phương tiện giao thông, người, đồ vật…) từ video. Kết quả của phương pháp này cho phép tổng hợp để tạo ra các video mới, vừa có tiềm năng trong điện ảnh, giải trí, nhưng đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng các hệ thống camera thông minh phục vụ giám sát giao thông tự động, hệ thống bảo vệ với các camera an ninh, giúp phát hiện những hành vi hay sự kiện bất thường… Kết quả này đã được công bố tại Session về Densely Annotated VIdeo Segmentation trong hội nghị CVPR 2019 (hội nghị CVPR có tầm ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới về Thị giác máy tính, chỉ số h5-index =240).

Ngoài ra, Hiếu còn đạt nhiều thứ hạng cao trong các kỳ thi quốc tế như: Hạng Ba kỳ thi quốc tế - The semi-supervised DAVIS Challenge 2019 - The DAVIS Workshop and Challenge on Video Object Segmentation tại hội nghị quốc tế CVPR 2019. Đây là một cuộc thi về phân đoạn vật thể trong video số, tổ chức tại CVPR 2019 - Long Beach, CA Hoa Kỳ với nhiều nhóm tham dự từ nhiều trường ĐH, Viện nghiên cứu trên thế giới như: RWTH Aachen University, Huazhong University of Science and Technology, ByteDance AI Lab, ETH Zurich...

Hạng 1 kỳ thi quốc tế “SubTask 1: Solve my life puzzle (Puzzle)” - Image CLEF/Life CLEF - Multimedia Retrieval tại hội nghị quốc tế CLEF 2019. Đây là cuộc thi về khai thác, phân tích truy vấn thông tin từ dữ liệu nhật ký hằng ngày (nhịp tim, bước chân, chỉ số sinh học từ đồng hồ thông minh, hình ảnh từ camera hành trình... Được tổ chức trong hội nghị ImageCLEF 2019 (Thụy Sĩ)

Chưa kể, Hiếu còn là tác giả, đồng tác giả của các bài báo, bài báo cáo khoa học tại các hội nghị quốc tế khác.

Trung Hiếu được trao Bảo trợ Tài năng trẻ TP.HCM năm 2019 - lĩnh vực Học tập và Nghiên cứu Khoa học của Thành Đoàn TP.HCM. Không chỉ tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, Hiếu còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn do trường, thành phố tổ chức.

Trong các năm trước, Hiếu cũng sở hữu nhiều thành tích và giải thưởng khác như giải thưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông TP.HCM năm 2018 của UBND TP.HCM. Hiếu đạt hạng 1 kỳ thi cuộc thi quốc tế năm 2018 tổ chức tại Eurecom, Pháp về xây dựng hệ thống phân loại, phát hiện tự động các dấu hiệu bất thường, các bệnh thường gặp trong ảnh nội soi đường ruột. Dữ liệu gồm các video nội soi được thu thập từ các bệnh viện lớn ở Na Uy, các đội tham gia từ nhiều quốc gia như Áo (1 đội), Brazil (1 đội), Trung Quốc (1 đội), Na Uy (1 đội), Pakistan (1 đội), Nga (1 đội), Hoa Kỳ (1 đội), Việt Nam (1 đội)….

Dạy học hay nghiên cứu sẽ khó thành công lần đầu tiên

Hiếu bảo, nghiên cứu khoa học là đam mê nghiên của mình. Bản thân Hiếu thích tìm tòi, ứng dụng những thành tựu trong công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán thực tế. Mong muốn của Hiếu là tiếp cận với các nghiên cứu hàng đầu trên thế giới, ứng dụng giải quyết các bài toán tại Việt Nam

Tiếp nối những thành tựu và các công trình nhóm và cá nhân Hiếu đã nghiên cứu, trong thời gian tới Hiếu hi vọng rằng các kết quả đó sẽ tiếp tục được đưa vào thực tế giải quyết các bài toán của thành phố trong việc xây dựng đô thị thông minh. Cụ thể đó là giao thông thông minh và y tế thông minh. "Hi vọng rằng tất cả sẽ tạo nên một môi trường sống tốt hơn, hội nhập và hiện đại cho tất cả công dân của thành phố"- Hiếu nói.

Sinh viên này cũng mong muốn để phát huy tối đa sức mạnh của các nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, có thể tăng cường những cơ chế và chính sách nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các viện, trường đại học với các cơ sở ban ngành. Có như vậy các nhóm nghiên cứu có thể ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết trực tiếp các vấn đề khó, các thử thách mà Thành phố đang gặp phải.

Với Hiếu nghiên cứu giống như một chặng đường, và trên con đường này luôn có những khó khăn, thử thách. Để đạt được đích đến cuối cùng, quan trọng nhất là tính kiên trì, bền bỉ chấp nhận khó khăn, biết cách đoàn kết, phối hợp thảo luận và đề xuất các giải pháp cho từng vấn đề gặp phải.

Sau khi tốt nghiệp, Hiếu sẽ được giữ lại làm việc tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Với Hiếu nghề giáo hay nghiên cứu khoa học đều là những nghề cao quý, đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại.

"Dạy học hay nghiên cứu đều cần có thời gian để hoàn thiện và khó thành công ngay những lần đầu tiên. Do vậy cần có đầu óc quan sát tốt, cần biết cách truyền cảm hứng đến những người xung quanh. Môi trường làm việc đều thay đổi nhanh chóng, cần phải liên tục đổi mới, hoàn thiện bản thân và nắm bắt những thành tựu mới nhất"- Hiếu bảo.

Dù "chín sớm" nhưng với Hiếu, những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua cậu xem là của cả một tập thể. Chính sự phối hợp nhịp nhàng mới đạt được kết quả như vậy. "Mặc dù đạt được thành công như vậy, nhưng em còn cần phải cố gắng rất nhiều, còn rất nhiều điều cần khám phá, các dự án còn cần tiếp tục để hoàn thiện"- cậu nói.

Lê Huyền

分享到: