Ngày 18/6 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài,ốnhoạsĩnốidàiniềmtựhàotranhlụacủanềnmỹthuậtViệkqbd bo dao nha Nhóm Sắc Lụa (Sắc màu Lụa Việt) với bốn họa sĩ: Tạ Hùng Việt, Đỗ Thu Hương, Nguyễn Thị Thiền và Hoàng Quốc Tuấn cùng nhau tổ chức triển lãm Hương lụa tháng 6. Các hoạ sĩ cho biết, tranh lụa đã từng là niềm tự hào của nền Mỹ thuật Việt Nam. Để hoàn thành một bức tranh lụa, người họa sĩ phải nhuộm hàng trăm lần mới đạt được nét màu tinh tế mình cần. Họ mất nhiều thời gian và công sức để có bức tranh đẹp. Do vậy, để phục hưng được tranh lụa, người họa sĩ cần thay đổi từ chủ đề, lối vẽ đến kỹ thuật mới mong sống được với nghề và làm cho nghề tranh lụa sống lại. Bởi khó nên số lượng tranh lụa ở Việt Nam dường như càng ít dần đi. Vậy nên bằng tình yêu và mong muốn gìn giữ những giá trị đáng quý, nhóm Sắc Lụa đã ra đời và cùng nhau sáng tác những tác phẩm trên chất liệu lụa này. 45 bức tranh với 4 đề tài, bút pháp, phong cách khác nhau nhưng tìm đến nhau để học hỏi, gắn kết tạo nên một nhóm vẽ trên lụa Sắc Việt. Với họa sĩ Tạ Hùng Việt, những nhạc cụ dân tộc là những linh hồn của dân tộc Việt. Ngày từ tấm bé, ngày nào anh cũng nghe chương trình "30 phút dân ca và nhạc cổ truyền" nên tình yêu với nhạc cụ dân tộc cứ ngấm dần trong anh. Từng thể hiện tình yêu với nhạc cụ dân tộc này bằng cách sử dụng sơn dầu, sơn acrylic như những triển lãm trước nhưng lần này, anh sử dụng toan lụa để vẽ bởi vẻ đẹp trong trẻo, êm nhẹ, thanh khiết. "Với những lời thầm thì, nỉ non, réo rắt, hân hoan, sâu lắng…trong những đêm trăng mang đậm hồn Việt. Nên chỉ lụa mới cho tôi cơ hội thể hiện bút pháp trong bối cảnh mặt trời hồng trên vách núi, với chàng trai, cô gái, hay những đêm trăng thanh bình cùng gương mặt các cô gái xinh tươi đang thả hồn trong những cung nhạc, tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng, êm sâu… Sau những tác phẩm “chín muồi” tham gia triển lãm lần này. Tôi sẽ đi theo hướng tranh lụa, chính là tinh thần động lực phát triển tình yêu với lụa lâu dài của tôi”, hoạ sĩ Tạ Hùng Việt chia sẻ. Họa sĩ Đỗ Thu Hương cho biết: “Điều khiến tôi yêu thích là với lụa từ hình thức nghệ thuật tới nội dung đều hết sức gợi cảm. Lụa diễn tả được các cung bậc cảm xúc mà những cung bậc cảm xúc ấy đã được chưng cất từ chính cuộc sống bình dị, đời thường". Hoạ sĩ Đỗ Thu Hương mang tới các tác phẩn lấy cảm hứng từ hơi thở cuộc sống, đan xen với vẻ đẹp từ thiên nhiên như khung cảnh được diễn tả trên nền lụa. Và mỗi tác phẩm cũng là thế giới nội tâm của mình. "Tôi chọn đề tài chủ yếu là người phụ nữ bởi vì hình ảnh thiên tính nữ chỉ là hình ảnh chung nhưng lại xuyên suốt với đủ các lứa tuổi mà tôi chiêm nghiệm được trong cuộc sống - đó là vẻ đẹp của sự sống, một vẻ đẹp thuần chất không cần triết lý, không ồn ào, mà lặng lẽ, cô đọng. Và tôi muốn ghi lại vẻ đẹp đó bằng ngôn ngữ hội họa của mình”, hoạ sĩ Thu Hương chia sẻ. Họa sĩ Nguyễn Thị Thiền chia sẻ: Hạ Long xưa với những cánh buồm nâu ấm áp khi chiều về, những con thuyền phơi lưới rực rỡ giữa trưa hè, Hạ Long trong mưa xuân bảng lảng, thơ mộng đến ma mị… Tôi vẽ trong ký ức xưa và Hạ Long hiện thực tràn đầy sức sống. Bên cạnh người kể chuyện về biển, tôi là người quan tâm đến đề tài các lễ hội văn hóa, lưu truyền và gìn giữ giá trị văn hóa phi vật thể của con người và mảnh đất Quảng Ninh”. Họa sĩ Hoàng Quốc Tuấn cho biết, anh rất thích một câu nói của ông giáo Chi trong truyện ngắn Sống dễ lắmcủa cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - “Mình cứ sống thôi, sống dễ lắm - cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống”. Và anh coi đó như là một điều triết lý muốn gửi gắm vào những tác phẩm của mình. Tìm đến tranh lụa như một sự dãi bày cho cảm xúc và tâm hồn mình. Một chất liệu mềm mại, uyển chuyển và thuần khiết. Nội dung chính mà hoạ sĩ Hoàng Quốc Tuấn theo đuổi trong sáng tác của mình là những cô bé với nét hồn nhiên, đôi mắt to tròn long lanh, đôi môi chúm chím hay những nụ cười rạng ngời. "Chủ đề tôi tập trung nhiều cho những sáng tác trên lụa của mình là những cô bé với những nét thơ ngây trong trẻo. Dường như tâm hồn trẻ thơ mang lại cho tôi nhiều điều thích thú và gửi gắm. Tôi mong muốn rằng người xem tranh có thể tìm thấy một góc nhỏ nào đó trong tầm hồn mình thông qua những tác phẩm này”, hoạ sĩ Hoàng Quốc Tuấn cho biết. Vài hình ảnh trong triển lãm: Tình Lê