Ông Mạnh,ệtĐứchoãnmổbácsĩkêthuốcđỡđauchobệnhnhâkq bong da anh hom nay 65 tuổi, quê Nam Định, bị thoái hóa khớp gối nặng, chuyển tuyến lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mổ thay khớp gối vào ngày 1/3. Song, bác sĩ lắc đầu, không thể mổ do khớp gối thích hợp với người bệnh đã hết.
"Khớp nhân tạo phù hợp với ông hiện đã hết hàng, chưa biết khi nào bệnh viện có", bác sĩ nói với bệnh nhân, giải thích là vẫn kê đơn thuốc uống với hy vọng giúp ông đỡ đau, chờ ngày được mổ. Ông Mạnh là một trong nhiều trường hợp khám bệnh tại Việt Đức xong phải quay về do bệnh viện chỉ đủ hóa chất, vật tư tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, trong hai ngày qua.
Trung bình, một ngày khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của Việt Đức mổ 40-45 trường hợp. Từ ngày 1/3, bệnh viện bắt đầu hạn chế mổ phiên (mổ theo lịch hẹn ngoài cấp cứu), khoa chỉ mổ 20 ca.
"Theo xếp lịch ban đầu, ngày 1/3, tôi sẽ mổ 19 bệnh nhân, nhưng cuối cùng chỉ được duyệt mổ 9 ca cần thiết nhất. Những trường hợp khác, chúng tôi phải tư vấn cho người bệnh chờ", một bác sĩ không muốn nêu tên chia sẻ.
Theo bác sĩ, bệnh nhân đã được xếp lịch mổ nhưng phải bị hoãn, bệnh viện cho đơn thuốc để uống. Hiện bệnh viện chia 3 nhóm bệnh nhân. Nhóm một là bệnh nhân cấp cứu không thể trì hoãn phẫu thuật. Thứ hai là nhóm bệnh nhân nặng cần mổ càng sớm càng tốt, các bác sĩ sẽ cân nhắc vì bệnh nhân nặng phải xét nghiệm rất nhiều lần, vật tư tiêu tốn bằng 3-4 bệnh nhân nhẹ. Thứ ba là nhóm bệnh nhân có thể trì hoãn được, bác sĩ kê đơn thuốc trong khi chờ.
"Chúng tôi phân chia nhau quản lý các nhóm bệnh nhân, gọi điện để tư vấn cho từng trường hợp. Ngày nào số ca mổ cấp cứu ít, chúng tôi lại phẫu thuật cho bệnh nhân đã được xếp lịch, ưu tiên cho bệnh nhân là người già, bệnh nhân nặng", một bác sĩ khác cho biết.
Các bác sĩ cũng lo ngại chờ đợi mổ trong đau đớn bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, lao động, làm việc của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc, bệnh diễn biến nặng lên, đến lúc mổ thay vì một tổn thương có thể xuất hiện 2-3 tổn thương. Vì thế, trong tình cảnh phải chờ đợi, các bác sĩ mong muốn bệnh nhân phối hợp, dùng thuốc đúng theo hướng dẫn.