Chị Trần Ngọc Hân (51 tuổi,ườiphụnữđiềutrịungthưvúđểnuôitrẻmồcôbxhbd anh Sóc Trăng) cho biết cách đây 3 năm phát hiện cả hai vú có u lành tính, được điều trị bằng hút chân không (VABB) tại một bệnh viện ở TP HCM, sau đó, tái khám định kỳ mỗi 6 tháng. Một tháng nay, thỉnh thoảng, chị thấy hai bên vú lại đau. Nhiều người khuyên chị đắp lá cây, uống thuốc nam... sẽ ít tác dụng phụ, lại rẻ tiền. Tuy nhiên, chị quyết định đến bệnh viện khám để được điều trị.
Chị được thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Bá Tấn (khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) thăm khám các vùng của hai bên vú. Khi khám ở vùng vú trái, bác sĩ cảm nhận một mảng có mật độ hơi chắc hơn xung quanh. Nghi ngờ có bất thường, bác sĩ chỉ định siêu âm và chụp nhũ ảnh để đưa ra kết luận chính xác. Bác sĩ Tấn dùng bút đánh dấu vào vị trí nghi ngờ để cảnh báo các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chú ý kỹ hơn vào vùng này.
Không ngoài dự đoán, siêu âm cho thấy có vùng xáo trộn cấu trúc, còn trên nhũ ảnh là đám vôi hóa lan tỏa tương ứng với vùng đã đánh dấu. Kết luận vú trái có tổn thương được xếp hạng BIRADS 4A. Bác sĩ Tấn giải thích, đây là những tổn thương có nguy cơ ác tính ở mức độ thấp. Cứ 100 người có kết quả khám vú theo phân loại BIRADS 4A chỉ có 2-10 người bị ung thư vú.
Sau hội chẩn với siêu âm và nhũ ảnh, bác sĩ Tấn cho chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới sự hướng dẫn của đầu dò siêu âm. Sau 24 tiếng, chị Hân nhận kết quả tổn thương dạng nhú, khả năng u ác tính là 20% và bác sĩ đề nghị mổ sinh thiết khối u để có chẩn đoán cuối cùng. Sau khi xem xét kết quả, bác sĩ xác định u nhú lành tính nhưng có kèm thành phần ung thư tại chỗ (DCIS). Song nhờ bác sĩ mổ lấy đủ rộng xung quanh khối u nên rìa bệnh phẩm không còn tế bào ác tính.