发布时间:2025-01-11 01:54:28 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
Hàng loạt giải pháp,ínhphủMiễngiảmthuếphíchođốitượngbịảnhhưởngbởibãsoi kèo ukraine chính sách hỗ trợ nhằm nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát sau bão số 3, được Chính phủ nêu rõ trong Nghị quyết số 143 vừa ban hành.
Bão số 3 (siêu bão Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ, khi vào Việt Nam đã khiến 329 người chết, mất tích và gây thiệt hại sơ bộ khoảng 50.000 tỷ đồng.
Miễn, giảm thuế, phí và xem xét miễn, giảm lãi vay ngân hàng
Để hỗ trợ khôi phục sản xuất, kinh doanh, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất.
Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu việc áp dụng giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất.
Với nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương rà soát thôn bản, gia đình bị vùi lấp mất nhà, tái định cư cho các bản, làng, nhà ở cho người dân đến chỗ an toàn.
Việc này cần hoàn thành chậm nhất trước 31/12.
Những công trình thủy lợi, đê kè, hồ đập, hồ chứa thủy lợi… xung yếu, bị hư hại, có rủi ro, nguy cơ cao cũng cần được rà soát để xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách sửa chữa, gia cố, nâng cấp, xây mới, bảo đảm yêu cầu phòng, chống, ứng phó với các tình huống thiên tai, bão lũ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao điều tra, khảo sát tình hình ngập lụt tại các vị trí đã và đang xảy ra hiện tượng trượt, sạt lở đất đá; khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để cảnh báo.
Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mức nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng, để nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường.
Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, bão lũ; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai.
Xử nghiêm việc đầu cơ, tăng giá hàng thiết yếu
Trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng, các bộ, cơ quan và địa phương rà soát, nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Các địa phương nghiên cứu chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.
Nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có giải pháp ổn định giá mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu cho đời sống của nhân dân và sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá.
Bên cạnh đó, theo Chính phủ, cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, nhất là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, thiên tai, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm.
Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân và đầu tư phát triển; quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia… cũng là nhiệm vụ được Chính phủ quán triệt.
Theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành và lãnh đạo địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Trước 20/9, các địa phương cần hoàn thành thống kê thiệt hại và đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, quyết định hỗ trợ.
相关文章
随便看看