Đến nay,ốcơsởgiáodụcởHảiDươngtriểnkhaithanhtoánkhôngdùngtiềnmặkeo anh ngành giáo dục và đào tạo Hải Dương đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 569/KH-UBND ngày 7/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi sốquốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) của Chính phủ. 3 nhiệm vụ ngành giáo dục và đào tạo đã cơ bản hoàn thành gồm: triển khai dịch vụ công thiết yếu; kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu của ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thanh toán không dùng tiền mặttại các cơ sở giáo dục. Về dịch vụ công thiết yếu, năm 2023, đã có 100% số học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT có căn cước công dân gắn chip. Tất cả hồ sơ thông tin cá nhân học sinh lớp 12 (họ và tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số hộ chiếu và nơi thường trú; điểm tổng kết từng môn học, điểm tổng kết, xếp loại học lực, hạnh kiểm của từng học kỳ và cả năm của các năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) đã được cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành. Về nhiệm vụ kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu của ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến ngày 12/10 có trên 476.000 hồ sơ của học sinh và trên 29.000 hồ sơ của cán bộ, giáo viên đã hoàn thành kết nối, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đều đạt tỷ lệ hơn 97%. Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai có gặp khó khăn do thời gian xác thực giữa 2 hệ thống chậm; nhiều trường hợp không xác thực được do thông tin chưa rõ hoặc sai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 100% số cơ sở giáo dục đã triển khai thực hiện thanh toán học phí và các khoản thu bằng phương thức không dùng tiền mặt, sử dụng thống nhất phần mềm EMIS quản lý, theo dõi. Thực tế, số ít phụ huynh và người dân chưa thanh toán không dùng tiền mặt do ngại thay đổi thói quen, chưa có số tài khoản ngân hàng hoặc phát sinh phí giao dịch… Theo THẾ ANH(Báo Hải Dương) |