Khi người dân hoảng sợ chứng kiến Taliban tràn vào Kabul,ụpđổtìnhbáoMỹđãtínhtoákết quả trận hoffenheim đánh dấu hồi kết của chính phủ do Washington hậu thuẫn, nhiều người Mỹ tự hỏi làm thế nào giới chức Nhà Trắng lại có thể sai lầm trong những tuyên bố gần đây, rằng Kabul không dễ dàng sụp đổ.
Các chiến binh Taliban tiến vào dinh tổng thống Afghanistan sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước. Ảnh: Al Zazeera |
Theo ABC News, chỉ vài ngày trước, một phân tích quân sự của Mỹ cho rằng Kabul sẽ sụp đổ trong 90 ngày, chứ không phải vào cuối tuần qua như thực tế đã diễn ra.
Trao đổi với hãng tin này, nghị sĩ Jackie Speier thuộc đảng Dân chủ ở bang California bình luận rằng đó là "một thất bại tình báo" và "chúng tôi đã đánh giá thấp Taliban, đánh giá quá cao quyết tâm của quân đội Afghanistan".
Nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược lại.
Taliban – tổ chức từ lâu tự nhận là "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan" – tuyên bố đã tiến vào Kabul ngay sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi nước này vào chiều 15/8, gây ra một cuộc tháo chạy tới sân bay của thành phố và một chiến dịch sơ tán khẩn cấp mà quân đội Mỹ thực hiện bằng các trực thăng quân sự dưới sự bảo vệ của các chiến đấu cơ AH-64 Apache.
Tổng thống Joe Biden đã vội vã điều hàng nghìn binh lính Mỹ tới sơ tán các quan chức Mỹ vẫn còn ở Kabul.
"Các nhà lãnh đạo [Mỹ] đã được quân đội thông báo rằng Taliban sẽ giành được mọi thứ mà chẳng tốn thời gian. Nhưng không ai lắng nghe", một quan chức tình báo Mỹ giấu tên nói với ABC News.
Theo các nguồn tin tình báo khác, Tổng thống Biden và nhóm cố vấn của ông đã đi đến quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan dựa trên nhiều yếu tố nằm ngoài số phận của Kabul.
Một quan chức cấp cao trong Quốc hội Mỹ yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề cho rằng, các sĩ quan tình báo đã cảnh báo giới lãnh đạo Mỹ về một chiến thắng nhanh chóng và toàn diện của Taliban, tổ chức đã nắm giữ quyền lực ở Kabul trong những năm cuối thập niên 1990 sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào Mỹ.
"Đánh giá của cộng đồng tình báo luôn chính xác, chỉ là họ đã bỏ qua nó", quan chức này nhấn mạnh với ABC News khi nói về chính quyền Biden.
Nhiều ý kiến cho rằng quyết định của Tổng thống Joe Biden rút quân Mỹ khỏi Afghanistan càng khuyến khích Taliban mở chiến dịch tấn công. Ảnh: AP |
Trong số những thông tin tình báo mà các nguồn tin khẳng định đã được chia sẻ với Nhà Trắng có tin một số thành viên của cơ quan tình báo Pakistan - những người đã giúp tạo ra và tổ chức Taliban 25 năm trước - đã hỗ trợ Taliban trong mùa hè.
Xuất hiện trên chương trình "Tuần này" của ABC News sáng 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken hầu như né tránh các câu hỏi về những tính toán sai lầm của chính quyền. Trong thời gian qua, ông từng nói rằng sự sụp đổ đó là có thể nhưng không dễ xảy ra.
Hồi tháng 6, trong một buổi điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Afhganistan, trước sức ép của nghị sĩ Cộng hòa bang Texas Michael McCaul, ông Blinken phát biểu: "Tôi không nghĩ sẽ có điều gì đó xảy ra từ thứ Sáu đến thứ Hai. Tôi không nhất thiết phải đánh đồng sự rút đi của các lực lượng của chúng ta vào tháng 7, tháng 8 hoặc vào đầu tháng 9 với một kiểu tình huống xấu đi ngay lập tức nào đó".
Còn hồi tháng 5, đặc phái viên Mỹ dẫn đầu các cuộc đàm phán với ban lãnh đạo Taliban tại Doha, Qatar, cũng trình bày với Ủy ban này rằng lo ngại về sự sụp đổ hoàn toàn của chính phủ Afghanistan được đặt không đúng chỗ.
"Cá nhân tôi tin những dự đoán lực lượng Afghanistan sẽ sụp đổ ngay lập tức là không đúng. Chúng ta sẽ giúp, chúng ta đang giúp họ lúc này. Chúng ta sẽ giúp họ. Đây là cam kết của chúng tôi", Đại sứ Zalmay Khalilzad khẳng định.
Giờ đây, hàng nghìn người Afghanistan làm việc cho quân đội Mỹ hoặc chiến đấu sát cánh với các lực lượng Mỹ, trong đó có những người vẫn đang chờ nhận được thị thực nhập cư đặc biệt – lo sợ sẽ bị Taliban trả thù.
Mark Frerichs trong bức ảnh do gia đình ông cung cấp. |
Tương tự, số phận của kỹ sư dân sự Mark Frerichs bị Taliban bắt làm con tin năm ngoái cũng không chắc chắn.
"Xin hãy nhớ rằng anh trai tôi, Mark Frerichs, là con tin của Taliban. Chúng ta muốn tất cả những người lính Mỹ trở về nước an toàn, nhưng anh trai tôi cũng cần được trở về nhà", Charlene Cakora, em gái của Frerich, bày tỏ trong thông điệp gửi tới ABC News ngày 15/8.
Một số quan chức Mỹ tiết lộ, quyết định rút quân khỏi Afghanistan của hai vị tổng thống kế tiếp nhau Donald Trump và Joe Biden là sai lầm vì nó càng khuyến khích Taliban mở chiến dịch tấn công.
"Những gì đang xảy ra ở Afghanistan không phải là do thất bại tình báo. Đó là kết quả của nhiều lần thất bại chính sách của nhiều chính quyền. Trong những năm qua, cộng đồng tình báo đã thấy chính xác nhất tình hình ở Afghanistan", cựu quyền Giám đốc CIA Michael Morell nêu quan điểm trên Twitter ngày 15/8.
Nhiều ý kiến khác đã đặt câu hỏi vì sao quân đội Afghanistan có thể sụp đổ chỉ trong vòng vài tuần, sau khi Mỹ đã rót hơn 80 tỷ USD vào tuyển dụng, đào tạo và trang bị vũ khí cho họ. Một quan chức Mỹ chỉ ra vai trò của Pakistan trong các chiến dịch quân sự của Taliban, nhưng ở mức độ nào thì không rõ.
Taliban tuần tra ở thành phố Kandahar hôm 15/8. Ảnh: AP |
Hôm 14/8, một quan chức cấp cao của Pakistan nói với ABC News rằng, ông không phủ nhận các cơ quan tình báo nước mình đóng vai trò trong chiến thắng của Taliban. Tuy nhiên, vị này chỉ ra sự thất bại của các lực lượng chính phủ Afghanistan do những tính toán sai lầm của Mỹ và "sự tan rã" của chính quân đội Afghanistan.
Quan chức này bày tỏ, ông không quá lo ngại về một chính quyền do Taliban kiểm soát ở Kabul, mà lo một cuộc nội chiến dẫn đến khủng hoảng nhân đạo – với thêm hàng triệu người tị nạn Afghanistan tiềm tàng vượt biên sang Pakistan.
"Taliban cần phải hiểu thành công của họ chỉ là một phần nhỏ. Chiếm được một thành phố là một chuyện, nhưng vận hành nó lại là chuyện khác. Lo ngại của chúng tôi không phải là họ chiến thắng, mà là thiết lập một hệ thống chính phủ vô cùng khó. Họ cũng sẽ phạm những sai lầm. Sự kiêu ngạo trước chiến thắng sẽ dẫn tới điều đó".
>>> Chiến sự ở Afghansitan
Thanh Hảo
Những nhân vật quyền lực đứng sau chiến dịch của Taliban
Dưới đây là 6 nhân vật quyền lực nhất đứng sau các chiến dịch tấn công của lực lượng Taliban ở Afghanistan.