Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhà cái uy tín >Tập trung bứt phá để đạt 15 chỉ tiêu năm 2024, tạo đà phát triển cho năm 2025_soi kèo club brugge

Tập trung bứt phá để đạt 15 chỉ tiêu năm 2024, tạo đà phát triển cho năm 2025_soi kèo club brugge

2025-01-11 01:35:31 Nguồn:PhongThuyBetTác Giả:Cúp C1 View:129lượt xem

Thủ tướng yêu cầu các bộ,ậptrungbứtpháđểđạtchỉtiêunămtạođàpháttriểnchonăsoi kèo club brugge ngành, địa phương không chỉ phải tập trung bứt phá để đạt và vượt 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024 mà còn cần khẩn trương triển khai các nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách.


Các bộ, ngành, địa phương tập trung bứt phá để đạt và vượt 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết số 233/NQ-CP, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chỉ phải tập trung bứt phá để đạt và vượt 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024 mà còn cần khẩn trương triển khai các nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách.

Mục tiêu là tạo ra đà phát triển mạnh mẽ, duy trì nhịp độ cao hơn để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Tinh gọn bộ máy nhà nước và đảm bảo sự đồng thuận

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao quán triệt nội dung định hướng và kế hoạch, tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Các đơn vị chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp; đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; có giải pháp giải quyết chế độ, chính sách và các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập ngay Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đứng đầu để chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tập trung ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực để triển khai đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, định hướng, kế hoạch theo đúng tiến độ hoàn thành được quy định tại Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo Trung ương giao với tinh thần "không làm không được, khó mấy cũng phải làm," "chỉ bàn làm, không bàn lùi," "gác lại lợi ích riêng, vì lợi ích chung."

Các đơn vị khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, gồm: Xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; xây dựng đề án, phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan sau sắp xếp; rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy; xây dựng Đề án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ, dự thảo Quy chế làm việc của Đảng bộ, cơ quan theo thời hạn cụ thể trong tháng 12/2024.

Ngân hàng Nhà nước và các giải pháp kinh tế vĩ mô

Một trong những vấn đề quan trọng trong năm 2024 là điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để điều hành tỷ giá và lãi suất, đồng thời duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối, và vàng.

Các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều hành tăng trưởng tín dụng, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024.

Các ngân hàng phải triển khai các sản phẩm tín dụng linh hoạt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch và các khó khăn khác.

Đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển nông nghiệp bền vững

Với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế, Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, việc cung cấp đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là yếu tố quan trọng. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các phương án tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, một dự án quan trọng đã được Quốc hội thông qua.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chủ trì và phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và bền vững. Năm 2024, mục tiêu là phát triển sản xuất nông sản chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp cũng sẽ triển khai hiệu quả Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long và ứng phó kịp thời với các nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn.

Thúc đẩy tiêu dùng và phát triển thị trường nội địa

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Bộ chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất triển khai các công việc liên quan đến tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo chủ trương được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường quản lý, theo dõi, dự báo tình hình sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông sản theo hướng xanh, sạch, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả.

Bộ triển khai hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chủ động ứng phó sớm với nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn.

Chăm lo an sinh xã hội và bảo vệ người dân

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng trên từng địa bàn và phạm vi cả nước; tích cực đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung trên phạm vi toàn quốc dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; tăng cường kết nối, phân phối các sản phẩm OCOP, đưa hàng hóa đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khơi thông thị trường nội địa, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng, phát triển kinh tế.

Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui Xuân, đón Tết./.

TheoTTXVN

Tác Giả:Nhà cái uy tín
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái