- “5 lý do đừng cố học quá giỏi ở Việt Nam” nhận được nhiều đồng tình từ phía các phụ huynh,đổiđịnhnghĩavềhọcgiỏbảng xếp hạng australia học sinh, tuy nhiên để “tư duy nổi loạn” cần phải có một cách đánh giá khác từ phía các nhà lãnh đạo giáo dục.
Không xếp loại học sinh tiểu học là một trong số những thay đổi gây nhiều tranh cãi của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Lê Huyền |
Thay đổi tư duy trong dạy con
Nguyễn Tú Nhi – một học sinh cấp 3 chia sẻ, hầu hết học sinh không ai có thể học đều hết 13 môn và để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, các em phải tìm đến phao thi, thậm chí một khái niệm mà các em gọi là “gánh team” – người học giỏi tự nhiên sẽ đọc đáp án cho những em học xã hội và ngược lại. “Giáo viên bây giờ thì ai cũng thông qua con điểm để đánh giá con người, còn Bộ Giáo dục thì như đang dần lấy mất tuổi thơ của học sinh” –Tú Nhi nói.
Nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Nguyễn Nhung cũng có những chia sẻ tương tự khi 16 năm đi học là 16 tấm bằng giỏi, là niềm tự hào của cả họ hàng nhưng “bây giờ mình cứ vùng vẫy mãi mà thực sự chả biết mình cần làm cái quái gì để kiếm ra tiền nuôi được bản thân. Bây giờ chỉ thấy xấu hổ và nhục chứ chả lấy gì làm hay ho ba cái chuyện học giỏi. Giờ cất tấm bằng đại học đẹp thuộc trường tốp đi cho đỡ ê mặt, chỉ vậy thôi”.
Trả lời câu hỏi của một độc giả: “Giải pháp cho vấn đề này là gì?”, anh Lê Hoàng Long cho rằng giải pháp đã có ngay trong bài viết: thay đổi tư duy trong việc dạy con cái. “Hãy chấp nhận một cách vui vẻ khi con không đạt loại giỏi là bước đầu tiên, chấm dứt suy nghĩ những người học giỏi sẽ đương nhiên thành công sau này và mạnh dạn nói suy nghĩ này với con cái. Bạn làm được không?”
“Giải pháp ở ngay trong tiêu đề đó: sự nổi loạn của tư duy. Tất nhiên, sự nổi loạn ở đây được hiểu theo nghĩa tích cực. Hãy để cho học sinh được tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do xác định con đường đi của mình, thầy cô giáo và cha mẹ chỉ là người hướng đạo chứ không nên là người quyết định” – anh Phạm Hưng khẳng định. Tuy nhiên, anh cũng cho rằng các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các nhà lãnh đạo đất nước nói chung hãy cho phép điều đó xảy ra. “Không có điều này từ phía các nhà quản lý và lãnh đạo, mọi lời nói đều vô nghĩa”.
Định nghĩa học giỏi cần thay đổi
Anh Phạm Quang Nghĩa khẳng định giải pháp là giáo viên cần dũng cảm, phụ huynh nhìn xa, học sinh phải chấp nhận khác biệt để đương đầu với khuôn khổ, sáo rỗng và tính e dè.
Tuy nhiên, thật khó có thể đề nghị giáo viên dũng cảm, khi mà “nếu không đạt thành tích tốt, hiệu trưởng có quyền trả về phòng, về sở. Chúng tôi rất muốn đánh giá thưc chất, có ai cứu cho chúng tôi khi mất việc, đau khi phụ huynh nói dạy dở” – cô giáo Minh Hiền chia sẻ cái khó của các giáo viên.
Tương tự, chị Đào Thị Hường chia sẻ, mặc dù không muốn bắt ép con em mình phải học nhưng xã hội Việt Nam lại luôn đòi hỏi bằng cấp. Nếu không học để có được cái bằng thì ngay cả xin đi học nghề cũng không đc. Một chuỗi bất cập nối tiếp. Không biết xử lý từ đâu, cũng không thể chỉ làm theo một phần. Nên vẫn phải theo cái vòng luẩn quẩn dù muốn hay không.
Không phủ nhận hoàn toàn những kiến thức mang tính học thuật trong nhà trường, anh Trần Văn Trai cho rằng đạo hàm, tích phân là một trong những cơ sở đã làm nên nền văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi dạy những kiến thức này cần kết hợp với các ví dụ thực tiễn.
Nhìn ở một góc độ khác, anh Vũ Mạnh nêu ý kiến, không nên “tẩy chay” học giỏi. “Học giỏi không phải là tội, ước muốn học giỏi cũng vậy. Học giỏi, thật giỏi là cách để phần đông con em nông dân, người nghèo vươn lên trong xã hội. Vấn đề là có thật sự giỏi không?”
Có thể tạm dừng cuộc tranh luận bằng ý kiến của anh Hoàng Tùng: Vấn đề không phải ở phụ huynh mà là do chương trình giáo dục và cách đánh giá học sinh. Bộ Giáo dục cần phải thay đổi và học tập các nước phát triển về cách đánh giá học sinh. Một số thay đổi gần đây về đánh giá học sinh tiểu học không thông qua điểm số là những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cần phải thay đổi cả cách đánh giá học sinh ở các bậc cao hơn nữa.
Định nghĩa như thế nào là học giỏi cần phải thay đổi. Đối với học sinh cần tìm hiểu thế mạnh của từng học sinh mà tư vấn cho phụ huynh phát triển theo hướng phù hợp. Học sinh có thể mạnh lĩnh vực nào cần khuyến khích để các em đi theo lĩnh vực đó. Không cần thiết phải giỏi tất cả các lĩnh vực, con người vẫn có thể trưởng thành và thành công nếu họ thực sự xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó. Khi Bộ GD thay đổi, phụ huynh sẽ thay đổi theo, chiều ngược lại hơi khó”.
(责任编辑:Thể thao)
Cảnh sát khỏa thân bắt tội phạm trần truồng trong phòng tắm hơi
Nhận định bóng đá Canada vs Maroc
Bạn muốn hẹn hò tập 839: Giám đốc nhờ vợ cũ chọn giúp hạnh phúc mới
HLV Park Hang Seo nói gì trước trận quyết đấu với Malaysia?
Trường 'hot' ở Hà Nội tuyển sinh lớp 6 năm 2021 ra sao?
Đạo diễn 8X đứng sau thành công của 'Chị Mười Ba 2'
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2021