当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Người phụ nữ đi tiên phong về giáo dục sớm_truc tiep bong da online 正文

Người phụ nữ đi tiên phong về giáo dục sớm_truc tiep bong da online

来源:PhongThuyBet   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-26 02:23:28

Bác sĩ người Ý Maria Montessori là người đi tiên phong trong các lý thuyết về giáo dục sớm. Phương pháp giáo dục của bà ở các trường mầm non Montessori vẫn đang được ứng dụng trên toàn cầu.

Maria Montessori sinh ngày 31/8/1870 ở Chiaravalle,ườiphụnữđitiênphongvềgiáodụcsớtruc tiep bong da online Ý. Năm 1907, bà điều hành trường Casa dei Bambini. Đến năm 1925, hơn 1.000 ngôi trường Montessori được mở ở Mỹ.

Năm 1940, phong trào giáo dục Montessori phai mờ, nhưng lại được hồi sinh vào những năm 1960. Trong suốt thế chiến thứ 2, Montessori phát triển phong trào Giáo dục vì Hòa bình ở Ấn Độ và nhận 2 đề cử cho giải Nobel Hòa Bình.

Maria Montessori (1870-1952)

Tuổi thơ

Montessori sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha mẹ có học vấn. Thời kỳ đó, nước Ý vẫn giữ những giá trị bảo thủ về vai trò của người phụ nữ. Từ khi còn nhỏ, bà luôn có xu hướng phá vỡ những giới hạn giới tính bị cấm đoán. Sau khi gia đình bà chuyển tới Rome, lúc đó bà 14 tuổi, đã tham gia các lớp học ở một học viện công nghệ dành cho nam sinh, nơi mà bà đã phát triển khả năng toán học và niềm đam mê các môn khoa học, đặc biệt là sinh học.

Trước sự phản đối của cha nhưng nhận được sự ủng hộ của mẹ, bà tốt nghiệp xuất sắc Trường Y của ĐH Rome vào năm 1896. Bà trở thành bác sĩ nữ đầu tiên ở Ý.

Nghiên cứu về giáo dục sớm

Là một bác sĩ, Montessori chọn lĩnh vực chuyên sâu là khoa nhi và khoa tâm thần học. Trong khi giảng dạy ở trường y khoa, bà được điều trị cho nhiều đứa trẻ nghèo và thuộc tầng lớp lao động – những bệnh nhân được khám bệnh miễn phí ở đó. Trong suốt thời gian này, bà quan sát thấy rằng trí thông minh bên trong hiện hữu ở những đứa trẻ thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Năm 1900, bà trở thành giám đốc của Trường Orthophrenic dành cho những đứa trẻ khuyết tật thể chất. Ở đây, bà bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về giáo dục sớm. Bà đọc những nghiên cứu của các bác sĩ người Pháp thế kỷ 18, 19 như  Jean-Marc-Gaspard Itard, Édouard Séguin – những người đã thử nghiệm về khả năng của trẻ khuyết tật.

Ở tuổi 28, bà bắt đầu đấu tranh cho lý thuyết gây tranh cãi của mình, trong đó nói rằng việc thiếu sự ủng hộ những đứa trẻ khuyết tật về mặt thể chất và tâm thần là nguyên nhân dẫn tới sự phạm tội của chúng. Ý niệm về cải cách xã hội đã trở thành mối quan tâm trong suốt cuộc đời Maria.

Năm 1901, Montessori bắt đầu nghiên cứu về triết lý giáo dục và nhân học, giảng dạy cho các sinh viên.

Bà đưa vào môi trường của trẻ nhiều hoạt động khác nhau cùng với các chất liệu khác nhưng đều là những thứ liên quan tới trẻ. Điều mà bà nhận thấy, là những đứa trẻ được đặt trong môi trường mà các hoạt động được thiết kế để ủng hộ sự phát triển tự nhiên của chúng đã có khả năng tự học.

Thành công của Montessori với những đứa trẻ khuyết tật đã thúc đẩy mong muốn được thử nghiệm những phương pháp giảng dạy của mình đối với những đứa trẻ “bình thường”. Năm 1907, Chính phủ Ý đã trao cho bà cơ hội đó.

Bà được giao chăm sóc 60 đứa trẻ tới từ các khu ổ chuột, từ 1 đến 6 tuổi. Ngôi trường Casa dei Bambini cho phép bà tạo một môi trường học tập đã được chuẩn bị mà bà tin rằng có lợi cho việc học tập và khám phá sáng tạo của trẻ. Các giáo viên ở đây được khuyến khích đứng lại phía sau và “dõi theo trẻ”, để cho sở thích thiên bẩm của trẻ được lộ phát.

Đến năm 1909, Tiến sĩ Montessori tổ chức khóa học đầu tiên để đưa cách tiếp cận mới của mình đến với khoảng 100 học viên. Những ghi chép của bà trong giai đoạn này chính là những tư liệu để cuốn sách đầu tiên của bà được xuất bản trong cùng năm đó ở Ý. Năm 1912, cuốn sách được dịch ra ở Mỹ với cái tên “Phương pháp Montessori” (The Montessori Method), và sau đó được dịch ra 20 ngôn ngữ khác.

Sau đó là thời kỳ mà phương pháp Montessori được phổ biến rộng rãi. Các hiệp hội, chương trình đào tạo, các trường Montessori vươn ra khắp thế giới. Tiến sĩ Montessori cũng đi khắp nơi để nói chuyện và giảng dạy phương pháp của bà, nhiều nhất là ở Mỹ, sau đó là Anh và các nước châu Âu.

Di sản

Theo bà, dấu hiệu tuyệt vời nhất cho sự thành công của một giáo viên là có thể nói rằng, "bọn trẻ hoạt động như thể tôi không tồn tại"

Theo thời gian, Montessori tinh chỉnh phương pháp của bà qua những thử nghiệm và cả sai sót. Những bài viết của bà đã giúp làm lan rộng ý thức hệ của bà trên khắp châu Âu và Mỹ. Đến năm 1925, đã có hơn 1.000 ngôi trường Montessori được mở ở Mỹ.

Sau đó, do sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, các trường Montessori bị Đức Quốc xã đóng cửa. Những cuốn sách, hình vẽ đều bị đốt cháy.

Đến năm 1940, phong trào Montessori nhạt phai dần, chỉ một vài trường còn sót lại. Khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, bà buộc phải chạy trốn sang Ấn Độ, ở đây bà đã phát triển một chương trình có tên là Giáo dục vì Hòa Bình. Chương trình này giúp bà có được 2 đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Bà qua đời vào năm 1952, ở Noordwijk aan Zee, Hà Lan. Sự hồi sinh của các trường Montessori được thấy vào những năm 1960 dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Nancy McCormick Rambusch. Ngày nay, phương pháp giáo dục của Montessori vẫn đang tiếp tục “dõi theo những đứa trẻ” trên khắp toàn cầu.

Nguyễn Thảo(dịch)

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây.

标签:

责任编辑:Cúp C2