Hơn 20 năm kết hôn nhưng vợ chồng bà Vân ly thân đến 20 năm. Suốt quãng thời gian dài,ămlythânnữbácsĩkhócthầmtrongvỏbọchạnhphúgiải bundesliga bà chấp nhận chịu sự ghẻ lạnh, bị chồng coi thường vì muốn hai đứa con gái có đủ bố mẹ.
Bà đẹp, vẻ đẹp nền nã, quý phái của phụ nữ Hà Nội, giọng nói dịu dàng. Ai nhìn vào cũng khen bà có gia đình ấm êm, chồng làm lãnh đạo, vợ công tác trong bệnh viện. Hai con gái xinh xắn, học giỏi. Vậy mà, tất cả chỉ là vỏ bọc của hạnh phúc, bao nhiêu đêm bà đã khóc thầm trong vỏ bọc giả tạo đó.
20 năm cam chịu sống trong vỏ bọc hạnh phúc, bà Vân đã để thanh xuân của mình vùn vụt trôi qua trong đau buồn. Ảnh: Vũ Nhan |
Nguyên nhân vợ chồng bà ly thân xuất phát từ việc bà không sinh được con trai. Chồng bà lại luôn khao khát có đứa con nối dõi. Khi bà từ chối sinh con thứ 3, ông tỏ thái độ chán ghét, hằn học vợ ra mặt. Dần dần tình cảm vợ chồng xa cách, nảy sinh bất đồng quan điểm.
Hai người ly thân, mỗi người một phòng. Bà một mình chăm sóc các con, ông cũng ít khi quan tâm đến chúng.
Bà Vân muốn ly hôn nhưng ông không đồng ý. Thời điểm này, ông muốn phấn đấu, hơn nữa, tính chồng bà sĩ diện, ông không thích người ngoài xì xào, bàn tán về mình.
Chồng bà Vân cả ngày ra ngoài ngoại giao, chén chú chén anh với bao người, lên chức lên quyền, tối về là đóng cửa im ỉm trong phòng. Con gái có ốm đau, đi bệnh viện cấp cứu ông cũng mặc vợ xoay sở. Khi nào có người đến thăm, ông mới ra chào hỏi, thể hiện sự quan tâm con.
Chứng kiến chồng đối xử hai mặt, không chỉ với mình mà với cả máu mủ, bà Vân đau lòng vô cùng. Ba mẹ con quấn túm, nương tựa vào nhau mà sống.
Lâu nay, bà vốn vậy, sống cam chịu. Từ ngày kết hôn, mọi việc trong nhà đều do chồng quyết định. Bản tính đó ăn sâu, bám rễ, khiến bà không dám bước qua ranh giới, vùng lên đòi quyền lợi, cho mình được hưởng cuộc sống an yên. Chồng bà không đánh vợ nhưng luôn viện cớ đập phá đồ đạc, chì chiết vợ con.
Bị chồng đối xử tàn tệ là vậy nhưng lúc ông ốm đau thập tử nhất sinh, nằm viện cả tháng trời, bà Vân gạt bỏ hết thù hận cá nhân, vẫn cần mẫn chăm sóc chồng từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Những tưởng sau khi bình phục, ông sẽ thay đổi hành vi, thái độ dành cho vợ. Nào ngờ, trước mặt bạn bè ông tươi cười nhưng về đến nhà liền đổi sắc mặt, đuổi bà ra khỏi phòng.
Mãi gần đây, cô con gái lớn tuyên bố không lấy chồng vì chứng kiến bố mẹ lục đục nhiều năm, lúc này, bà Vân mới tỉnh ngộ, đơn phương ly hôn ra tòa án.
Hóa ra, nhiều năm nay, bà cố níu giữ gia đình chỉ khiến các con mệt mỏi, phát sinh suy nghĩ tiêu cực chứ không hề vui vẻ. Nếu vẫn cố chấp, có thể ảnh hưởng đến tương lai của chúng.
Đây là một trong các vụ án ly hôn, được luật sư Diệp Năng Bình (SN 1977 - Đoàn luật sư TP Hà Nội) tham gia trợ giúp pháp lý. Vị luật sư chia sẻ, vụ án của bà Vân để lại cho ông nhiều day dứt, xót xa về số phận của người phụ nữ.
Luật sư Diệp Năng Bình |
Chỉ vì sự nhu nhược mà bà chấp nhận sống như một cái bóng trong cuộc hôn nhân của mình. ‘Bà ấy vừa đáng thương, vừa đáng trách. Nếu như ngay từ đâu, bà mạnh mẽ, dứt khoát có lẽ không phải chịu nhiều ấm ức như vậy’, luật sư Bình kể.
Ngày quyết ly hôn, bà Vân không màng đến tài sản, sẵn sàng chuyển ra khỏi nhà cùng hai con gái, mặc dù được luật sư tư vấn, bà nên đề nghị chia đôi căn nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng, coi như để cho các con.
Tuy nhiên, bà cương quyết bày tỏ: ‘Tình cảm là thứ quý giá nhất đã không còn, chút tài sản đó cũng chẳng có nghĩa lý gì’.
‘Ở cuộc đời, liệu còn bao nhiêu người phụ nữ đang sống trong cảnh hôn nhân địa ngục như vậy mà không dám mạnh mẽ đấu tranh cho mình.
Bao nhiêu người đàn ông vẫn còn ích kỷ, giữ tư tưởng phong kiến, buộc vợ phải sinh bằng được con trai?
Họ đâu biết, tư tưởng đó là áp lực lớn, đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Để rồi biết bao câu chuyện đau lòng đã xảy ra’, luật sư sinh năm 1977 thở dài chia sẻ,
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Cuộc hôn nhân rạn vỡ, Loan trở thành một người phụ nữ tính toán và thù hận. Trước tòa, cô liệt kê cả chiếc bình đựng nước, ti vi hỏng và 2 chiếc cờ lê, mỏ lết đã cũ để phân định tài sản với chồng…