Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh,ủtướngLàocảmơnViệtNamvìsựgiúpđỡhếtmìnhnămChủtịtoluca – santos laguna việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên gặp gỡ thể hiện tình cảm gắn bó có một không hai giữa hai nước.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Việt Nam đã ủng hộ, giúp đỡ hết sức mình để Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN và Hội nghị AIPA năm 2024. Thành công này không chỉ là của riêng Lào mà còn là thành công chung của hai nước Việt-Lào.
Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh Lào đang hướng đến xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường và trong tiến trình đó sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ của hai Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương hai nước nhằm hiện thực hóa kết quả trao đổi, thỏa thuận cấp cao, đặc biệt là kết quả chuyến thăm Lào của Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 7 và cuộc gặp hai Bộ Chính trị tháng 9/2024 vừa qua.
Hai nước tích cực triển khai hiệu quả hơn nữa thỏa thuận cấp cao, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ hai nước thời gian tới.
Hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn trụ cột hợp tác về quốc phòng - an ninh, bảo đảm chỗ dựa vững chắc cho nhau; tiếp tục giữ gìn an ninh, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào.
Hai Thủ tướng đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại. Thủ tướng Sonexay Siphandone khẳng định Lào luôn coi trọng và ưu tiên doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào, đặc biệt là lĩnh vực chiến lược như cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ cao, kết nối giao thông….
Đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong khai thông một số dự án trọng điểm thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên duy trì đà tích cực, quyết tâm giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc các dự án trọng điểm khác trong thời gian tới theo tinh thần chỉ đạo của hai Bộ Chính trị.
Việt Nam tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Lào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm giúp Lào thích ứng với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược và cán bộ quản lý các cấp.
Hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tiếp Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Lam Thiên Lập.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Quảng Tây thời gian qua thể hiện qua 5 điểm sáng trên các lĩnh vực giao lưu trao đổi đoàn các cấp, hợp tác kinh tế - thương mại, hợp tác quản lý biên giới trên đất liền, kết nối giao thông, mở mới, nâng cấp cửa khẩu biên giới và giao lưu nhân dân. Việt Nam 25 năm liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên hợp tác trong triển khai các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Quảng Tây với Việt Nam, làm tốt mô hình thí điểm cửa khẩu thông minh.
Thủ tướng hoan nghênh doanh nghiệp Quảng Tây mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là nông nghiệp xanh, năng lượng sạch, phát triển bền vững. Hai bên cần sớm triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm Khu hợp tác kinh tế qua biên giới và hợp tác kinh tế số, điện lực, năng lượng sạch...
Ngoài ra cần đẩy mạnh nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới đất liền hai bên đã đạt nhất trí; vận hành an toàn, hiệu quả Khu cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên.
Chủ tịch Quảng Tây Lam Thiên Lập khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác hai bên, mở rộng và làm sâu sắc giao lưu hữu nghị với các địa phương Việt Nam, đẩy mạnh kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, nhất là các tuyến đường sắt từ Quảng Tây kết nối với tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hải Phòng.
Ông Lam Thiên Lập mong muốn hai bên mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng hợp tác thương mại, đầu tư, nâng cao hiệu suất thông quan với mô hình “cửa khẩu thông minh", triển khai hợp tác kinh tế số, mua bán điện, tăng cường quản lý biên giới, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới.