Nhiễm trùng nấm đen là dạng bệnh lý hiếm gặp nhưng số người mắc Covid-19 có biến chứng này ngày càng nhiều ở Ấn Độ. Các bang của đất nước Nam Á đã ghi nhận hơn 2.100 người tử vong.
Bộ Y tế Ấn Độ đã phải phân bổ thuốc kháng nấm khan hiếm và đắt tiền cho các cơ sở y tế để điều trị căn bệnh trên.
Bác sĩ khám cho ca nghi nhiễm nấm đen. Ảnh: AP
Đại dịch đã cho thấy ranh giới rõ ràng giữa các quốc gia giàu - nghèo và dịch nấm đen ở Ấn Độ là biểu hiện mới nhất. Trong làn sóng Covid-19 thứ 2 vào tháng 4, hệ thống y tế thiếu thốn của Ấn Độ khiến số ca nhiễm và tử vong tăng vọt. Cùng với đó, biến chứng nấm đen ở các bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 cũng ngày càng tràn lan.
Hiện tại, chỉ một phần nhỏ trong tổng 1,4 tỷ dân Ấn Độ được tiêm vắc xin. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo nước này có khả năng rơi vào làn sóng Covid-19 thứ 3 trong tháng 10.
Tiến sĩ Dileep Mavalankar, một nhà dịch tễ học, cho biết: “Dịch nấm đen sẽ biến mất khi các ca bệnh Covid-19 giảm dần nhưng căn bệnh này có thể quay trở lại trong làn sóng thứ 3 trừ khi chúng tôi tìm ra nguyên nhân".
Nhiều bác sĩ ở Ấn Độ nghĩ rằng họ biết nguyên nhân của dịch nấm đen. Loại nấm ăn xương và mô có thể tấn công đường tiêu hóa, phổi, da, lan đến hốc mắt và não nếu không được điều trị. Việc chữa bệnh liên quan đến phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi thuốc hiếm, đắt tiền. Tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới 50% tổng số ca bệnh.
Hội chứng nấm đen không lây từ người sang người. Loại nấm phát triển từ các bào tử đôi khi tích tụ trong nhà và bệnh viện. Các bác sĩ tin rằng những bệnh viện đông đúc của Ấn Độ và tình trạng thiếu oxy y tế nghiêm trọng đã khiến cho nấm phát triển.
Nhân viên y tế ở nhiều nơi đã tiêm steroid cho bệnh nhân Covid-19. Đây là một phương pháp điều trị quen thuộc để giảm viêm ở phổi và giúp người nhiễm virus SARS-CoV-2 thở dễ dàng hơn.
Nhà sinh vật học Arunaloke Chakrabarti là đồng tác giả của nghiên cứu xem xét nguyên nhân bùng phát bệnh nấm đen. Chuyên gia này cho biết, nhiều bác sĩ đã kê đơn steroid với liều lượng và thời gian sử dụng vượt xa khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Steroid quá liều làm tổn thương hệ miễn dịch và khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm các bào tử nấm hơn.
Steroid cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến những người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm nấm. Tiến sĩ Bela Prajapati, người giám sát việc điều trị cho gần 400 ca bệnh, cho biết nấm đen cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nhiều bác sĩ có thể đã không hỏi bệnh nhân xem họ có bị tiểu đường hay các bệnh lý nền trước khi sử dụng steroid hay không.
An Yên(Theo NYTimes)
Khi làn sóng Covid-19 thứ 2 ở Ấn Độ có xu hướng hạ nhiệt, hàng nghìn bệnh nhân lại phải đối mặt với hội chứng nhiễm trùng nấm đen.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Đi bộ việt dã 'thu hẹp khoảng cách số'
Tiếp nhận và giải quyết trên 46.000 hồ sơ các loại
Tuổi trẻ khối Các cơ quan tỉnh: Làm theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn
Lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Tiêu Chí Hiền
5 điều đặc biệt chỉ có ở Vincity Sporita
Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh: Gần 300 triệu đồng hỗ trợ cho các hội viên khó khăn
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Lái Thiêu
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV
Sao việt ngày 2/11: Mạnh Trường hé lộ nhan sắc vợ ngày trẻ
Đoàn khối các Cơ quan tỉnh: Tổng kết chiến dịch Hè Tình nguyện năm 2016
Em có tàn nhẫn không nếu sinh con cho người cũ?
Đoàn kiểm tra của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam làm việc tại Bình Dương