Liên quan đến việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên,ìsaochứngchỉchứcdanhnghềnghiệpchỉtriệuđồngkhiếngiáoviênlêncơnsốket qua maroc câu hỏi mà nhiều thầy cô đặt ra là có nhất thiết cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không.
Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không phải là một câu chuyện mới.
Đây là điều là hiển nhiên, được áp dụng chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực chứ không riêng gì ngành giáo dục theo quy định của Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ.
Vậy tại sao, nó vẫn khiến giáo giới xáo động những ngày qua?
Mất thời gian và tốn kém?
Không chỉ là những câu hỏi cụ thể về việc mình có giữ được hạng hay được xếp vào hạng mấy, nhiều thầy cô phản hồi về VietNamNetđã nêu lên những bất cập trong việc đi học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Hiên nay, việc học lấy chứng chỉ này hoàn toàn do nhu cầu của giáo viên và giáo viên phải tự bỏ tiền ra trả. Tùy từng địa phương hoặc các cơ sở đào tạo mà chi phí cho một khóa bồi dưỡng và thi chứng chỉ vào khoảng gần 2-2,5 triệu đồng.
“Ngay sau khi các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT được ban hành, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm đã gửi thông báo đến các địa phương, các trường học thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Chúng tôi đọc thông báo thấy các đơn vị này thông báo lịch học chỉ có 5 buổi tối nhưng học phí là 2,5 triệu đồng/ học viên. Nội dung chương trình học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gồm 10 chuyên đề đa phần trùng lặp với các nội dung mà giáo viên đã tập huấn trong những năm qua và trong nội dung 9 modul mà giáo viên đang tập huấn trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Vậy là giáo viên phải học những kiến thức cũ, quen thuộc, không có bao nhiêu kiến thức mới nhưng phải đầu tư 2,5 triệu đồng/ chứng chỉ” – anh Nguyễn Đăng, giáo viên ở An Giang cho hay.
Mầm non, tiểu học và THCS là những bậc học có nhiều điểm mới trong xếp hạng, bậc giáo viên |
Trong khi đó, thầy giáo Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa) nhận định: “Chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức chung. Cụ thể, Phần I - Kiến thức về chính trị, quản lý Nhà nước và các kỹ năng chung, Phần II - Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, Phần III - Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Đây không phải là kiến thức chuyên môn và nhiều nội dung kiến thức bồi dưỡng thầy cô đã học trong chương trình đào tạo giáo viên”.
Theo thầy Lực, để được đứng trên bục giảng, các thầy cô phải mất 3 năm đối với hệ cao đẳng sư phạm, 4 năm với hệ đại học. Các thầy cô đảm bảo được trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và thể hiện trong các văn bằng cao đẳng, đại học sư phạm (hoặc chứng chỉ sư phạm cho giáo viên tốt nghiệp đại học ngoài sư phạm).
“Do đó, với đa số giáo viên, việc phải học để có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III là không cấp thiết và cần thiết, không phải học để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, cho việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện từ năm 2019-2020 (đối với lớp 1) mà học chỉ để cập nhật cho đủ chứng chỉ theo Thông tư” – ông Lực khẳng định.
Một giáo viên tiểu học ở Lạng Sơn cho biết chị dự định sẽ học chứng chỉ nghề nghiệp hạng II để được hưởng lương đại học.
“Tôi có bằng đại học đã 6 năm, năm ngoái có đợt chuyển nhưng tôi lại chưa có chứng chỉ nên không được làm hồ sơ. Vì vậy tới đây, tôi sẽ đi học để lúc nào cần là có chứng chỉ ngay”.
Khóa bồi dưỡng mà chị định đăng ký học có học phí khoảng 2 triệu đồng, do Trường CĐ Sư phạm tỉnh tổ chức.
Tâm tư chuyện 'nâng hạng, tụt hạng'
Một hiệu trưởng cho hay, cả nước có hơn 1 triệu giáo viên. Với đối tượng rộng như vậy nên đương nhiên khi một chính sách mới có hiệu lực sẽ gây những xôn xao. Đây là chuyện bình thường.
Việc nâng hạng, tụt hạng hay giữ hạng chắc chắn ảnh hưởng đến tâm tư của giáo viên.
Tuy nhiên, theo tính toán của ông, nếu chiếu theo bảng lương mới, một giáo viên hạng 2 (theo thông tư mới) vẫn có tổng lương cao hơn so với hạng 1 của thông tư cũ. Vì vậy, vị hiệu trưởng này cho rằng, nhiều giáo viên lo lắng đôi khi xuất phát từ tâm lý.
“Có chứng chỉ thì mới được tăng hạng, tăng bậc – tức là tăng lương (dù chưa đến lúc tăng). Chẳng biết cần hay chưa nhưng mọi người đi học thì mình cũng phải đi cho an tâm, không đến lúc cần lại không có”.
Một nguyên nhân khác khiến giáo viên “nổi sóng” trong đợt này còn bởi những bức xúc đã âm ỉ lâu nay. Trong phản hồi gửi về VietNamNet, nhiều thầy cô cho hay họ đã phải… chờ đợi rất lâu mới được thi nâng hạng.
Cô giáo N.T.X.H. ở Bình Thuận cho biết đã tốt nghiệp đại học sư phạm năm 2013, có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II và từ năm 2013 là giáo viên tiểu học chính.
“Như vậy, căn cứ khoản g, điểm 3, Điều 4 thì đến năm 2019 tôi đã giữ hạng 6 năm, đủ điều kiện để dự thi/ xét chức danh nghề nghiệp hạng II. Nhưng đến nay, tỉnh Bình Thuận vẫn không tổ chức thi/ xét. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai?”.
Thầy giáo Đ.Đ.K. ở Hà Nội cũng cùng nỗi băn khoăn đặt câu hỏi: “Bao nhiêu lâu thì các tỉnh, thành tổ chức thi hoặc xét tuyển nâng hạng cho giáo viên, hay mỗi năm một lần?”.
Thầy K. cho biết nhiều giáo viên tiểu học và THCS đã có bằng đại học về chuyên môn từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, trong năm 2020, khi TP Hà Nội tổ chức xét nâng hạng các giáo viên đó chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên không được xét.
Trong khi đó, một độc giả khác thẳng thắn: “Ví dụ lâu nay họ đang ở hạng 1, nhưng bây giờ không có bằng thạc sĩ bị xếp hạng 2. Đang hạng 1 bị hạ xuống hạng 2 là không thích rồi, nên họ tâm tư”.
Ngân Anh
Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tài
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.