Apple thông báo tin tức này vào ngày 14/8,ởcửachođốithủcủpsg – rennes sau nhiều năm gặp áp lực từ nhà chức trách, bao gồm tại Liên minh châu Âu.
“Táo khuyết” cho biết, sẽ cho phép nhà phát triển bên thứ ba sử dụng chip thanh toán trên iPhone từ bản cập nhật iOS 18.1. Chip thanh toán dựa trên công nghệ giao tiếp trường gần (NFC) để chia sẻ thông tin khi điện thoại ở gần thiết bị khác.
Thay đổi giúp các nhà cung cấp bên ngoài dùng chip NFC để thanh toán không chạm tại cửa hàng, trả tiền vé giao thông, mở khóa nhà, khách sạn, thẻ tích điểm… Cho đến nay, ứng dụng bên thứ ba chỉ dùng NFC trên iPhone để đọc các thẻ. Theo nhà sản xuất iPhone, các loại thẻ định danh của chính phủ sẽ được hỗ trợ sau. Người dùng cũng được thiết lập ứng dụng thanh toán bên thứ ba làm mặc định thay cho Apple Pay.
Apple lưỡng lự mở cửa con chip độc quyền cho nhà phát triển, dẫn lý do bảo mật. Theo Bloomberg, động thái mới sẽ đe dọa doanh thu từ giao dịch Apple Pay. Công ty tính phí tất cả thanh toán thông qua iPhone.
Dù vậy, theo cách tiếp cận mới, Apple vẫn yêu cầu nhà phát triển trả “các khoản phí liên kết” để dùng chip NFC và tham gia “thỏa thuận thương mại”, theo thông cáo. Điều này nhằm đảm bảo chỉ những nhà phát triển được ủy quyền, đáp ứng tiêu chuẩn ngành và pháp lý nhất định, cam kết với tiêu chuẩn quyền riêng tư và bảo mật của Apple được truy cập hệ thống.
Vào tháng 3, Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện đối với Apple, cáo buộc công ty duy trì độc quyền smartphone bất hợp pháp. Trong số các cáo buộc, bộ cho biết, hãng ngăn chặn bất hợp pháp các dịch vụ thanh toán khác cung cấp lựa chọn thay thế cho Apple Pay. Apple tính phí 0,15 cent trên mỗi giao dịch thực hiện qua Appe Pay.
Bộ dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng Mỹ, ước tính các giao dịch qua Apple Pay trong nước đạt 200 tỷ USD năm 2022. Dù không tiết lộ số tiền kiếm được từ các dịch vụ tài chính, doanh thu từ bộ phận dịch vụ của Apple – bao gồm Apple Pay – ghi nhận tăng trưởng hai chữ số và đạt mức cao nhất mọi thời đại trong quý II.
Apple cũng đang gặp rắc rối tương tự với cơ quan chống độc quyền của EU.
(Theo Bloomberg, FT)