Nhập khẩu sầu riêng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua. Ảnh: Hoàng Giám. TheầuriêngViệtNamchiếmgầnnửathịtrườngnhậpkhẩucủaTrungQuốlịch đá cúp c1o thống kê của cơ quan hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm nay, quốc gia tỷ dân này đã nhập gần 1,5 triệu tấn sầu riêng (giá trị gần 6,7 tỷ USD). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng sầu riêng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc đã tăng hơn 10%; giá trị nhập nhẩu tăng hơn 4%. Đáng chú ý, trong số này, sầu riêng Việt Nam chiếm khoảng 47%, chỉ xếp sau Thái Lan với 52% thị phần. Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 702.000 tấn sầu riêng từ Việt Nam trong 10 tháng năm nay với giá trung bình 3.965 USD/tấn, tổng trị giá 2,78 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam vào Trung Quốc đã tăng hơn 50% về lượng và 40% về giá trị. Dù sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc nhưng con số này vẫn xếp sau Thái Lan. Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu sầu riêng nhiều nhất từ quốc gia Đông Nam Á này với tổng cộng 785.000 tấn trong 10 tháng qua, giá trung bình là 4.928 USD/tấn, đưa tổng trị giá nhập khẩu lên 3,87 tỷ USD. Tuy nhiên, cả về số lượng và giá trị này so với cùng kỳ năm ngoái đều đã giảm khoảng 13%. Kể từ khi sầu riêng Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc năm 2022, loại trái cây này đã liên tục ghi nhận tăng trưởng để giành thị phần sầu riêng từ các nhà cung cấp Thái Lan. Các chuyên gia khuyến nông tại Văn phòng Nông nghiệp tỉnh Phatthalung, Thái Lan cho biết sản lượng sầu riêng trái vụ ở miền Nam Thái Lan niên vụ 2024/2025 đạt sản lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến, mức giảm tới 30% so với mục tiêu. Nguyên nhân chính khiến sản lượng sụt giảm là thời tiết thay đổi, mùa mưa năm nay không đến như dự kiến. Hạn hán, nắng nóng và lượng mưa không đủ kéo dài đã khiến cây ăn trái rụng hoa, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sản phẩm. Sự suy giảm về sản lượng và chất lượng sầu riêng trái vụ của Thái Lan đã tạo thêm cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Mùa thu hoạch sầu riêng ở Việt Nam kéo dài và sản lượng hầu như có quanh năm, giúp nguồn cung ổn định và lấp đầy khoảng trống về nguồn cung sầu riêng theo mùa ở Thái Lan. Đặc biệt, sầu riêng Ri6 của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Trung Quốc từ tháng 11 và dự kiến chiếm lĩnh đến hết tháng 3 năm sau. Đây cũng là thời điểm vàng bán hàng nông sản vì trùng với dịp Tết Nguyên đán của đất nước tỷ dân. Ngoài ra, một trong những lợi thế của sầu riêng Việt Nam là thời gian vận chuyển ngắn và giá cả cạnh tranh khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết hiện Thái Lan, Philippines đã hết sầu riêng chính vụ. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục có sầu riêng trái vụ, những tháng cuối năm nay, Việt Nam sẽ là nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. "Sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc hiện nay là một mình một chợ, nên dự kiến giá xuất khẩu tiếp tục tăng cao tháng cuối năm. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể chạm mốc 3,2 tỷ USD, tức tăng hơn năm ngoái 1 tỷ USD", ông Nguyên chia sẻ. Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Việt Nam đã có lần đầu tiên vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang Trung Quốc, với lượng xuất khẩu đạt 32.750 tấn, tổng trị giá đạt 161 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng thời gian, Thái Lan rơi xuống vị trí thứ hai với lượng nhập khẩu đạt 19.614 tấn và trị giá 120 triệu USD, giảm lần lượt hơn 50% và 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.