Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 do Bộ thông tin và Truyền thông chủ trì,ảnphẩmMakeinVietnamcóýnghĩavớixãhộinău17 nhật bản vs u17 hàn quốc tại lễ công bố Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam, Nền tảng Quản lý Tiêm chủng Vắc-xin phòng Covid 19 Quốc gia do VTS phát triển đã có chiến thắng thuyết phục với giải Vàng tại hạng mục “Sản phẩm xuất sắc cho Xã hội số”.
Nền tảng ra đời trong thời gian cao điểm của đại dịch Covid-19, khi Ngành Y tế chưa có hệ thống quản lý tổng thể phục vụ công tác tiêm chủng, quản lý các thông tin về vắc-xin, đối tượng, đăng ký tiêm, kế hoạch tiêm, báo cáo thống kê, biểu đồ điều hành. Viettel là đơn vị nhận việc khó, đã triển khai cấp tốc sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ TT&TT, phục vụ cơ quan quản lý các cấp và người dân trên cả nước nhằm thực hiện đáp ứng được các yêu cầu cấp bách đặt ra, góp phần hỗ trợ công cuộc chống dịch của Chính phủ.
Nền tảng gồm 4 hệ thống: Hệ thống Hỗ trợ công tác tiêm chủng cho phép cơ sở y tế quản lý đối tượng tiêm, lập kế hoạch, thực hiện tiêm từ bước tiếp đón, khám sàng lọc đến thống kê, báo cáo; Cổng Công khai thông tin tiêm chủng cung cấp thông tin về vắc xin, cho phép người dân đăng ký tiêm, tra cứu kết quả tiêm chủng, gửi thông tin phản ánh về chứng nhận tiêm; Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử phục vụ người dân khai báo y tế, đăng ký tiêm, cập nhật thông tin phản ứng sau tiêm, tra cứu, phản ánh và quản lý hồ sơ sức khỏe bản thân, người thân gia đình; Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cung cấp số liệu báo cáo chiến dịch tiêm, phân bổ vắc xin, số liệu triển khai tiêm, báo cáo phản ứng bất lợi sau tiêm và các báo cáo tổng hợp khác phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hàn.
Với mục tiêu tạo lập cơ sở dữ liệu về tiêm chủng cho ngành Y tế, nền tảng không chỉ phục vụ công tác tiêm chủng phòng Covid-19 khi xác định đây là bệnh truyền nhiễm thông thường cũng mà còn ứng dụng lâu dài trong việc tiêm chủng phòng các bệnh thông thường khác trong chương trình mục tiêu về tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, tạo lập cho mỗi người dân một bản hồ sơ sức khỏe cá nhân đầy đủ bao gồm thông tin lịch sử khám chữa bệnh và tiêm chủng.
Đến nay, nền tảng đã được triển khai tại 22.000 cơ sở y tế các tuyến, 63 sở Y tế, các đơn vị thuộc bộ y tế, quản lý gần 95 triệu đối tượng và hơn 246 triệu mũi tiêm. Riêng Sổ sức khỏe điện tử đã có hơn 34 triệu người dân cài đặt và sử dụng.