Trong cùng 1 ngày (13/3),ẽgiảmtảikhidạyhọcquainternetvàtrêntruyềnhìnhdotránhdịtỷ lệ bóng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các địa phương về việc sẽ lùi thời gian kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020; vừa có văn bản hướng dẫn các địa phương dạy học qua internet và trên truyền hình (TH) trong bối cảnh dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp.
Một hình thức dạy học mới sẽ được triển khai đồng loạt tại các tỉnh, thành. Trong điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nền tảng công nghệ và đội ngũ giáo viên (GV) của các địa phương chưa đồng đều, dạy học qua internet và trên TH sẽ được thực hiện như thế nào?
Phóng viên (PV): Thưa Vụ trưởng, ông đánh giá tính khả thi của chủ trương dạy học qua internet và trên TH đến đâu?
- Ông Nguyễn Xuân Thành: Thực ra việc dạy học qua internet và trên TH trước đây nhiều trường cũng đã thực hiện rồi. Nay tình hình dịch bệnh phức tạp, các địa phương buộc phải cho học sinh nghỉ học thì hình thức dạy học này giúp duy trì kết nối giữa học sinh (HS) và GV, duy trì việc học, không chỉ giúp các con ôn tập kiến thức mà các con còn học thêm kiến thức mới.
Khi dạy học theo hình thức này, có hai việc cần thực hiện đầy đủ: Đối với việc dạy học qua internet, Bộ hướng dẫn các địa phương và cơ sở giáo dục phải sử dụng hệ thống công cụ để thầy cô có công cụ xây dựng bài giảng, các con được cung cấp tài khoản để truy cập vào bài học đó.
Ông Nguyễn Xuân Thành |
GV giao nhiệm vụ cho các con, các con sẽ phải trả bài, do đó gia đình cần phải phối hợp với nhà trường để theo sát việc học này. Với những nơi chưa có điều kiện dạy học qua internet thì sẽ sử dụng kênh TH để tổ chức dạy học.
Các địa phương phải lựa chọn được GV để thiết kế bài học dạy trên TH; lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp, để các con ở nhà có điều kiện theo dõi, nhưng điều quan trọng hơn, do dạy học trên TH tương tác giữa thầy và trò không được như dạy qua internet nên phải xây dựng được khung giờ và lịch phát sóng cụ thể đối với từng môn học, lớp học và thông báo rộng rãi cho GV, HS biết được lịch này để họ sẵn sàng tham gia.
Lưu ý khi học trên TH, các em phải ghi chép, làm bài tập, thực hành, sau đó gửi bài tập đầy đủ cho thầy cô qua email, tin nhắn…
PV: Việc dạy học theo hình thức này có thể coi “bước ngoặt”, vì còn liên quan đến thay đổi thói quen dạy và học của GV và HS. Bộ lường trước những khó khăn nào phải đối mặt, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Khi học trên lớp, thầy cô giao nhiệm vụ trực tiếp cho HS, xuất hiện những khó khăn gì, thầy cô có thể hỗ trợ giải quyết ngay. Nhưng dạy qua internet và TH thì “tương tác trực tiếp” này không thực hiện được, đây chính là khó khăn, đặc biệt dạy trên TH, GV không nhìn thấy học trò.
Do đó, Bộ yêu cầu các trường phối hợp với gia đình HS có biện pháp quản lý hoạt động học của các con và GV phải có nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao cho HS.
PV: Trong bối cảnh cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ ở những trường vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, việc thực hiện cách thức học mới này có gặp trở ngại gì không?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Nói chung khi điều kiện cơ sở vật chất hạn chế sẽ thành trở ngại, ví dụ đường truyền internet không tốt rõ ràng sẽ khó thực hiện dạy qua internet.
Vì thế Bộ hướng dẫn cụ thể: Với nơi có đường truyền tốt, thiết bị đảm bảo thì học qua internet, nhưng những vùng khó khăn hơn thì phải thực hiện dạy học qua kênh TH. TH bây giờ phủ sóng khắp nơi, kênh TH chắc chắn sẽ đến được với học trò.
PV: Theo hướng dẫn của Bộ thì các nhà trường sẽ tinh giản bớt một số nội dung môn học để việc dạy học qua internet và trên TH sẽ hiệu quả, phù hợp. Việc tinh giản này sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Việc tinh giản nội dung không phải bây giờ mới thực hiện. Ngày 3-10-2017, tại công văn số 4612, Bộ GD & ĐT yêu cầu: Các nhà trường phải rà soát tinh giản nội dung dạy học, để phát triển năng lực và phẩm chất của HS chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GDPT mới.
Tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; thực hiện một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.
Dạy học trực tuyến qua truyền hình |
Giờ việc tinh giản vẫn được thực hiện theo cách đó, làm sao chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa. Khi HS quay trở lại trường, thì phần kiến thức đã được học qua internet và TH sẽ được kế thừa, nhằm tối ưu thời gian – sẽ là sự tinh giản, đảm bảo chương trình khi HS phải nghỉ học dài ngày.
PV: Thưa ông, dịch bệnh xảy ra rất đột ngột ngoài mong muốn, nhưng từ đây cũng đặt ra thách thức đổi mới giáo dục. Trong tương lai, việc đổi mới dạy và học có được Bộ GD & ĐT tính toán để chúng ta có thể thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Xảy ra dịch bệnh COVID – 19 là điều bất ngờ, nhưng chúng tôi cũng đã lường trước. Vì thế, khi xây dựng khung thời gian kế hoạch năm học, Bộ GD & ĐT đã xây dựng khung dự phòng để cho các địa phương chủ động điều chỉnh nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, có những bài học dù học sinh đã được học trong nhà trường, nhưng bài học đó phải được “thiết kế” trải dài ra ngoài nhà trường, để nâng dần khả năng tự học, tự tìm hiểu của HS.
Khi chúng ta đã đổi mới như thế, dù những tình huống bất trắc xảy ra mà HS phải học ở nhà, thì bằng phương tiện công nghệ thông tin như hiện nay, các nhà trường vẫn đảm bảo chương trình.
PV: Hiện Bộ GD & ĐT đã tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học, việc này có gây xáo trộn không, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Như trên tôi đã trao đổi, nếu HS vẫn nghỉ chúng ta tính toán tinh giản nội dung dạy học, phần nào HS được học qua mạng, qua TH rồi thì sẽ tính toán thời gian để hoàn thành nốt phần kiến thức còn lại.
Trước khi năm học mới bắt đầu chúng ta phải hoàn thành tuyển sinh đầu cấp, thi THPT quốc gia. Phụ huynh, HS yên tâm phòng dịch thật tốt, tin tưởng chúng ta sẽ khống chế dịch bệnh.
Bộ GD- ĐT sẽ theo sát và có hướng dẫn kịp thời, phù hợp, đảm bảo hoàn thành chương trình trong năm nay và kịp bắt đầu năm học mới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo cand.com.vn
- Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2.