Thời gian gần đây,ìchữtrinhphụnữsaunhữngcuộctìnhkhôngđượcquyềnhạnhphúcưtỉ lệ cược cộng đồng mạng vẫn không bàn luận về trường hợp của anh chàng Nguyễn Văn Lộc, khi đã bước vào tuổi trung niên, đăng ký tham gia một chương trình hẹn hò trên truyền hình, mà vẫn kiên quyết tìm người bạn đời vẫn còn trinh tiết.
Thậm chí, người đàn ông U40 này còn gây sốc cho dư luận khi đem hẳn một cẩm nang chọn vợ với hàng loạt các tiêu chí, đặc biệt nhạy cảm nhất là yêu cầu cam kết về trinh tiết khi tiến tới hôn nhân cùng anh ta.
Bỏ qua những bàn luận về tính cách, lối ứng xử kém tế nhị hé lộ một phần tính cách gia trưởng của người đàn ông này, băn khoăn lớn nhất trong tôi chính là phải chăng “cánh mày râu” Việt Nam đã quá độc đoán khi đòi hỏi quá nhiều điều từ người phụ nữ, trong đó có cả trinh tiết - một vấn đề tưởng chừng như vô cùng nhạy cảm ở mối quan hệ lứa đôi.
Trinh tiết vốn là vấn đề cực kỳ hệ trọng đối với phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Theo quan niệm cũ, người phụ nữ không giữ gìn được trinh tiết sẽ bị xã hội miệt thị, thậm chí không xứng đáng nhận được tình yêu từ chồng và gia đình chồng.
Đã có rất nhiều phụ nữ vì “thất tiết” phải cắn răng chịu đựng sự hành hạ giày vò, thậm chí ruồng bỏ của người bạn đời. Tuy nhiên, thời kỳ trung đại với những khuôn khổ truyền thống ấy đã khép lại từ lâu.
Ở một xã hội hiện đại đề cao nữ quyền như ngày nay, vấn đề trinh tiết của người phụ nữ không còn là thước đo phẩm hạnh và giá trị của họ. Màng trinh theo cách hiểu sinh học lẫn màng trinh theo ý niệm đạo đức chỉ còn là một khái niệm bình thường trong thế giới ngày nay.
Dù nhiều người Việt Nam truyền thống không cổ xúy cho vấn đề “sống thử” hoặc quá phóng túng trong mối quan hệ yêu đương nam nữ, nhưng vấn đề đặt nặng trinh tiết lên hàng đầu như anh chàng trong câu chuyện của chúng ta lại là một thái cực hoàn toàn khác.
Nhiều khán giả, đặc biệt là khán giả nữ, khi nghe bí quyết chọn vợ phải còn trinh tiết theo cẩm nang của anh chàng kỹ sư U40 đã phản ứng gay gắt, thậm chí không ngừng phê bình, chỉ trích thậm tệ quan điểm lệch lạc ấy.
Sự bất mãn của khán giả nữ, xét cho cùng, xuất phát từ những kỳ vọng không thành về quyền bình đẳng giới, về phạm trù ứng xử đúng mực giữa nam và nữ trong mối quan hệ lứa đôi.
Hài hước hơn có khán giả còn tự hỏi: Liệu anh ta có còn “trinh tiết” không mà đòi hỏi bạn đời của mình như thế? Kỳ thực, do khác nhau về cấu tạo sinh học, từ trước đến nay chưa ai có thể đo lường được mức độ trong trắng và sự chung thủy của người đàn ông. Nhưng, không phải vì thế mà phái mạnh có thể cho phép được quyền phóng túng, yêu đương tự do với nhiều đối tượng khác nhau mà vẫn yêu cầu người phụ nữ kết hôn cùng mình phải còn “nguyên vẹn”.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người phụ nữ không may mắn đánh mất đi “cái ngàn vàng”, nhưng dù khách quan hay chủ quan thì trinh tiết là của riêng họ, quyền xem trọng hoặc không cũng chỉ thuộc về cá nhân họ. Không một ai, đặc biệt là những người đàn ông có quyền nhân danh trinh tiết mà phán xét phụ nữ.
Câu chuyện tưởng chừng như không hề mới này, lại trở nên rất mới mẻ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt trong câu chuyện này chính là việc mỗi người trong cuộc, bất kể đàn ông hay phụ nữ, hãy dành cho đối phương một thái độ cầu thị, mong muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp của nhau, để rồi có thể cùng nhau xây dựng một tình yêu đẹp, một mái ấm gia đình vẹn tròn.
Anh Nguyễn Văn Lộc đến với chương trình Hẹn ăn trưavới mong muốn tìm kiếm một người bạn tình nhưng chẳng hề biết rằng tình yêu không thể bắt đầu từ sự phán xét, cũng không thể nảy nở dựa trên một hệ tiêu chí khắt khe nào đó như quyển cẩm nang trên tay anh.
Suốt bao nhiêu năm qua, không một chuyện tình trọn vẹn, đã gần ngấp nghé tuổi 40, anh vẫn không hiểu rằng hạnh phúc của bản thân chỉ thật sự bắt đầu khi anh thôi phán xét, đòi hỏi và ra lệnh. Nếu triết lý theo đúng như cách anh đang phát biểu trên show truyền hình Hẹn ăn trưa, hẳn tất cả phụ nữ đã bước qua những cuộc tình, dang dở trong hôn nhân, không được quyền hạnh phúc chăng?
Nếu tất cả những người đàn ông trên thế gian này đều độc đoán như anh, hẳn phụ nữ chúng tôi sẽ chẳng thể tìm ai để cùng mình san sẻ và yêu thương, để ủ ấm mình sau những giông bão không đáng có trong cuộc đời chăng?
Trinh tiết không thể và sẽ không bao giờ là thước đo phẩm chất, đức hạnh cũng như giá trị nhân cách của một người phụ nữ.
Xét cho cùng, trong mỗi chuyện tình yêu nam nữ, ngoài cố gắng vun đắp hạnh phúc còn cần lắm một cái nhìn bao dung, đồng cảm để cùng nhau tiến tới tương lai. Xin được kết bài bằng một lời phát biểu rất “quân tử” của chàng Kim trong Truyện Kiều dành cho nàng Kiều sau bao năm lưu lạc chốn lầu xanh:
“Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”
Đã là quân tử thì phải như chàng Kim, nhé anh Nguyễn Văn Lộc.
Độc giả Tuyết Như
Độc giả có thể gửi bài về địa chỉ email: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn!(责任编辑:Nhà cái uy tín)