Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với việc ra vào tỉnh,àMaukéodàikéodàigiãncáchxãhộithêmtuầjuventus napoli tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh kể từ ngày 1/8/2021 cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7. Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành trong thời gian qua.
Ảnh: ipec.camau.gov.vn |
Ngày 30/7/2021 UNBD tỉnh Cà Mau họp trực tuyến đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm qua 12 ngày giãn cách xã hội trong thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của các địa phương trong tỉnh, tình hình phòng chống dịch cơ bản đảm bảo theo yêu cầu, kiểm soát người ra đường, di chuyển ra vào địa phương.
Theo Sở Y tế, hiện Cà Mau không có ca bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, tuy nhiên đã phát hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2 là người địa phương di chuyển từ vùng có dịch về khiến nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ở mức rất cao. Đồng thời, lo ngại lớn nhất hiện nay là lực lượng tài xế đường dài, những người lén lút, người đi làm ăn xa về địa phương; lưu thông hàng hoá; kiểm soát tại các vùng biên, nhất là trên tuyến đường thuỷ…
Trước tình hình này, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị phải có khu cách ly tạm thời đối tài xế và những người đi cùng tại những vị trí tập kết, xuống hàng đã được quy định.
Hiện tỉnh Cà Mau đang khẩn trương thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” tại các nhà máy sản xuất, đặc biệt tại các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu… hướng tới mục tiêu giữ vững sản xuất ngành hàng chủ lực của địa phương, khôi phục cũng như tạo nguồn lực cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và lưu hàng hóa. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, bảo hiểm xã hội, thuế và hải quan. Cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Hỗ trợ chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động song hành cùng việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ và phòng, chống dịch Covid-19, nắm bắt thông tin phản ánh của doanh nghiệp.
Cà Mau đang triển khai nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: songoaivu.camau.gov.vn |
Tỉnh Cà Mau cũng tính đến chuẩn bị phương án xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô điều trị từ 500 - 1.000 ca bệnh, phòng tình huống xấu khi dịch bệnh có thể phức tạp hơn, có nhiều ca mắc hơn.
Tỉnh Cà Mau đã có phương án đón người dân của tỉnh đang bị kẹt lại tại các tỉnh đang bùng phát dịch lớn: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... trên nguyên tắc phải đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, trật tự. Số người Cà Mau đi lao động, học tập và điều trị bệnh ngoài tỉnh hiện nay khoảng 230.000 người. Tỉnh tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách, vận động hỗ trợ để giúp những người bám trụ lại có thể đảm bảo cuộc sống. |
N. An