Điều kiện kinh tế và các thiết chế văn hóa của ấp 4,ốndânđồnglòngphảinghedânnókq ngoai hang trung quoc xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng) còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, ấp 4 liên tục là khu ấp văn hóa điển hình của xã. Người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ra sức lao động, sản xuất để giảm nghèo, vươn lên khá giả. Kết quả này có được chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
Trải qua con đường sỏi đỏ, chúng tôi đến với địa bàn ấp 4, xã Trừ Văn Thố. Như hiểu được cảm nhận của chúng tôi, ông Nguyễn Long Ẩn, Trưởng ấp 4 chia sẻ: “Điều kiện kinh tế - xã hội của ấp còn khó khăn lắm. Người dân nơi đây vẫn còn phải bươn chải. Ấy vậy mà hơn chục năm, ấp này luôn là ấp văn hóa điển hình của xã. Người dân luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ai cũng đang nỗ lực chung sức để cùng nhau vươn lên thoát nghèo…”.
Đưa chúng tôi đi thực địa những tuyến đường vừa mới trải sỏi đỏ, ông trưởng ấp phấn khởi nói tiếp: “Ở thành thị, do có điều kiện nên tất cả những con đường thường được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Còn chúng tôi do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên chỉ có thể làm đường sỏi đỏ để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế trước mắt cho bà con”. Hiểu được điều kiện khó khăn, người dân trong ấp đều đồng thuận, chung sức chia sẻ. Trong năm 2014, người dân đã đóng góp hơn 170 triệu đồng để làm 7 tuyến đường, 2 con mương chống úng. Điều này thể hiện sự đồng thuận rất cao của người dân với chủ trương của địa phương. Đặc biệt, người dân còn tự nguyện chặt cây để hiến đất làm đường. “Đây sẽ là tiền đề để cho những tuyến đường sỏi hiện nay được trải nhựa hoặc bê tông hóa sau này. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu chung của cấp ủy Đảng, chính quyền và bà con nơi đây”, ông Ẩn nói.
Cũng theo ông Nguyễn Long Ẩn, để có được những con đường từ chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” như trên, mỗi con đường khi chuẩn bị được thi công, Ban điều hành khu ấp đều tổ chức họp các tổ dân. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Ban điều hành thông tin về chủ trương cho dân biết, tham khảo và thống nhất. Nhờ vậy, người dân phấn khởi và đồng lòng ủng hộ. Ông Nguyễn Văn Khanh, người dân sống lâu năm tại ấp 4 cho biết: “Để có những con đường thông thoáng, đi lại dễ dàng, chúng tôi không tiếc gì mấy cây ăn trái. Nhưng quan trọng hơn là chính quyền rất công tâm, minh bạch nên người dân rất yên tâm, tin tưởng”.
“Muốn dân đồng lòng, phải nghe dân nói”, vì vậy mỗi cán bộ đảng viên cũng như mặt trận, đoàn thể nơi đây đều luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm của dân, từ đó biết dân cần gì, muốn gì. Với một ấp còn nghèo thì nguồn vốn vay để chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế là vấn đề người dân quan tâm hàng đầu. Do vậy, những năm qua, Ban điều hành ấp luôn tận dụng mọi nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận, điển hình như nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn 120... “Hễ trên xã có nguồn vốn nào là chúng tôi khai thác tối đa để người dân có thể vay vốn. Nhờ vậy, nhiều hộ dân đã có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu”, ông Ẩn cho biết. Như minh chứng cho điều này, ông trưởng ấp dẫn chúng tôi đến nhà ông Lê Văn Sữa, một hộ nông dân trước đây rất khó khăn, giờ trở thành hộ khá giả trong ấp. Ông Lê Văn Sữa chia sẻ, trước đây gia đình ông rất khó khăn. Từ ngày được tạo điều kiện vay vốn chăn nuôi bò, cuộc sống gia đình ông đã được cải thiện. Hiện ông đã có đàn bò đến cả chục con, tổng trị giá tài sản vài trăm triệu đồng.
Gần dân, giúp dân, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tại ấp 4 đã tạo được sự đồng thuận của người dân; từ đó cùng nhau chung tay, góp sức vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng nên bộ mặt nông thôn mới.
“Với một địa bàn rộng, đa phần người dân từ nơi khác đến sinh sống, việc quản lý địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là tạo sự đồng thuận trong nhân dân là điều không dễ dàng. Chi bộ, Ban điều hành ấp đã nỗ lực, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên. Mỗi đoàn thể phải có trách nhiệm trong việc vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, chúng tôi phát huy vai trò của các tổ dân; thường xuyên đưa lực lượng xuống địa bàn nắm tình hình, kịp thời giải đáp thắc mắc của bà con, cũng như vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối.
Nhờ nắm chắc địa bàn, quan tâm, giúp đỡ người dân và với phương châm “Đảng nghe dân, dân nghe Đảng”, nên dù kinh tế - xã hội còn khó khăn, người dân trong ấp luôn đồng tình với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng quê hương…”.
(Ông Phạm Văn Nhân, Bí thư Chi bộ ấp 4)