(BDO) Ngày 13-6,ìnhDươngkiênquyếtđóngcửacáclògạchnungđốkết quả asean UBNDtỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi họp báo về tình hình xử lý lò gạch Hoffman trênđịa bàn tỉnh. Tạo buổi họp, Phó Chủtịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cho biết, ngày 30-6 tới, tỉnh sẽ cương quyếtđóng cửa tất cả các lò gạch Hoffman gây ô nhiễm trên địa bàn. Theo thống kê,cho đến nay toàn tỉnh có 107 cơ sở sản xuất gạch Hoffman với 142 lò. Các cơ sởsản xuất gạch Hoffman nêu trên đều có vi phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau như: kinh doanh không phép, xây dựng trái phép; vi phạm quy hoạch ngànhnghề sản xuất công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, vi phạm quy định về khai tháckhoáng sản, bảo vệ môi trường... Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm (đứng): “Bình Dương thực hiện nghiêm túc lộ trình vềviệc chấm dứt các công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường”. Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 thì, lò gạch hoffman không nằm trong diện khuyến khích đầu tư mà phải xây dựng lộ trình chấm dứt từng bước để thay thế bằng vật liệu xây dựng không nung. Đến nay, theo lộ trình tỉnh Bình Dương đang ráo riết thực hiện các biện pháp chuyển đổi, trong đó kiên quyết chấm dứt hoạt động các lò đốt truyền thống, các lò nung đốt hoffman. Theo ông Nguyễn ThànhTài, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương thì quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày24-7 của Bộ Xây dựng đến năm 2005 tỉnh sẽ di dời toàn bộ lò thủ công ra khỏikhu dân cư. Trước đó, tỉnh Bình Dương từng kiến nghị với Bộ Xây dựng về việc đầutư xây dựng lò Hoffman thay thế lò thủ công nung gạch ngói. Tuy nhiên, Bộ Xây dựngcho rằng việc đầu tư lò Hoffman chỉ thực hiện ở những khu vực có thị trường thấp,năng lực nhà đầu tư hạn chế. Ngoài ra, việc đầu tư đòi hỏi rất nhiều yêu cầunhư công đoạn gia công tạo hình phải được đầu tư đầy đủ hệ thống máy nhào, trọnép, hút chân không; lò phải cải tiến để tận dụng tối đa khí nóng; khói thải phảiqua hệ thống lọc nước, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường; đảm bảo an toàn sứckhoẻ cho người lao động khi ra vào lò. Về việc chuyển đổingành nghề cũng như giải quyết việc làm cho các lao động, ông Nguyễn PhùngTrung, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sở đã kết hợpvới các địa phương có lò gạch để mời các doanh nghiệp, các lao động đến trao đổinhằm chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm. Cụ thể, nếu doanh nghiệp cótham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động sẽ được xem xét, hỗtrợ giải quyết theo chính sách. Hiện nay, nhu cầu lao động khu vực nông thôn củaBình Dương cũng rất lớn, tỉnh Bình Dương có thể chuyển đổi 4.600 lao động đanglàm việc từ các lò gạch chuyển đổi để giải quyết công ăn việc làm cho họ. MINH DUY -TRỌNG MINH