Ông là Võ Ngọc Hùng,ĐộclạnhữngchiếcnónbằnglábàngcủangườiđànôngxứHuếty lệ kèo tv 62 tuổi, trú tại đường Kim Long, TP Huế (Thừa Thiên Huế). Hơn 2 năm mày mò tìm nguyên liệu làm nón lá với nhiều lần thất bại, cuối cùng ông cũng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh là chiếc nón lá bàng độc đáo. Niềm đam mê Ông Võ Ngọc Hùng nguyên gốc là thợ vẽ tranh giấy dó bán tại nhà. Tự nhận mình là người có niềm đam mê tìm tòi, sáng tạo đặc biệt, cộng với công việc của ông khá rảnh nên ông đã lên ý tưởng tạo ra chiếc nón lá mới, khác biệt với những chiếc nón lá bình thường.
'Tôi trăn trở nhiều về việc làm một sản phẩm nón lá đặc biệt, để mang lại dấu ấn sâu đậm và không lẫn vào đâu được cho những du khách đến Huế', ông nói. Là người duy nhất ở Huế sản xuất ra nón có nguyên liệu từ lá bàng, ông Hùng cho hay, trước đây ông đã thử làm nón với nguyên liệu là lá mít, lá bồ đề… Song vì lá quá nhỏ nên từ đỉnh nón xuống đáy nón phải chắp vá nhiều lần khiến chiếc nón không có độ trong suốt và không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mĩ. Trước khi tạo ra sản phẩm được khách gần xa ưa chuộng như hiện tại, ông đã thất bại vô số lần. Có điều, càng thất bại, càng thôi thúc ông mày mò hơn.
Năm 2018, đúng thời điểm đang hăng say sáng tạo thì điều kiện không cho phép. Lúc ấy, tài sản của ông còn lại là 2 chiếc xe đạp đua, dù rất đam mê nhưng ông vẫn quyết định bán đi để lấy 30 triệu, tiếp tục quá trình nghiên cứu. Ông cho biết, việc làm ra chiếc nón lá bàng mất rất nhiều thời gian, ngoài ra còn đòi hỏi sự kiên trì và tốn nhiều nhân công. Nguyên liệu lá bàng cũng không phải lá bàng thông thường mà phải là lá bàng rừng, sẽ cho chiếc lá dài và bản rộng. Chiếc lá đạt chuẩn là chiếc lá dài và nguyên vẹn từ đỉnh đến đáy nón không được rách hay chắp nối. Công cuộc tìm và chọn lá bàng cũng vất vả, ông phải tự thân lên rừng mới chọn được nguyên liệu vừa ý và phải đi thường xuyên.
Lá được chọn là lá vừa đủ độ chuẩn, không được non hay già quá, không chọn những chiếc lá bị sâu, gãy,… Ông Hùng cười bảo, 'hái về được 100 lá bàng thì đừng vội mừng vì chỉ sử dụng được khoảng 40 lá mà thôi'. Ông kể, có lần lang thang trong rừng hơn 100km nhưng ông chỉ thu về được vỏn vẹn 12 lá bàng, đó là kỉ niệm khiến ông nhớ mãi. Có lá bàng rồi, ông bắt đầu ngâm lá trong khoảng 45 ngày để xử lí mùi và phân hủy phần thịt của lá. Sau đó, ông dùng bàn chải cẩn thận chải sạch đến khi thu được chiếc lá trong suốt, toàn đường xương gân. Công đoạn cuối cùng là châm nón bằng dây cước. Hàng làm không đủ bán Cầm chiếc nón mỏng manh, trong suốt trên tay, ông Hùng bộc bạch, có 2 kích cỡ nón khác nhau, chiếc nón to cần 13-15 lá bàng, nón nhỏ thì ít hơn, tầm 11 lá.
Chiếc nón mỏng tang và trong suốt dưới nắng, nhưng giá thành của nón lá bàng lại chênh lệch lớn so với những loại nón thông thường. Giá của nón to (16 vành, cao 27cm, rộng 41cm) là 450 nghìn đồng, chiếc nhỏ hơn có giá 350 nghìn đồng. Ông lý giải, thoạt đầu ai cũng cho rằng giá cao, tuy nhiên, để làm được chiếc lá bàng qua rất nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng khó và đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo. Nếu một công đoạn bị lỗi sẽ dẫn đến cả chiếc nón bị hỏng.
Chiếc nón lá bàng đã qua xử lí nên đặc biệt không sợ mốc, không sợ nước, lại không rách. Do đó, nó có rất nhiều công dụng từ phục vụ thời trang, chụp ảnh đến làm quà tặng nên nhu cầu khách cần nhiều. Nhưng không phải ai đặt hàng ông Hùng cũng nhận, bởi lẽ, công đoạn sản xuất nón mất nhiều thời gian, hiện tại xưởng làm của ông có 10 nhân công nhưng nếu khách đặt số lượng lớn thì không thể đáp ứng được. Ngoài bán nón thành phẩm ra, ông còn bán nguyên liệu thô theo các kích cỡ, tùy thuộc vào nhu cầu của khách. Ông cho biết, trung bình một tháng xưởng sản xuất được 60 chiếc nón, trừ đi các chi phí một năm ông thu về gần 200 triệu đồng. Quá khứ cơ cực và bước ngoặt thay đổi cuộc đời bà Tân VLogTừ một người phụ nữ nông dân chân chất, bà Tân bất ngờ trở thành hiện tượng của mạng xã hội. Cuộc sống của người phụ nữ này cũng có nhiều thay đổi. |