Ngày 12/5,Đừngdạidộtchịuđựngbuồnđaumộtmìbóng đá net một phụ nữ ở Hải Phòng ôm con ngoài cửa sổ, nghi có ý định nhảy lầu. Nhiều người căng bạt đứng chờ hứng mẹ con chị phía dưới đường. Hình ảnh này khiến cư dân mạng xót xa. |
Biết tính em gái kín kẽ, nên khi nhận ra nhiều chia sẻ úp mở, dấu hiệu bất thường trên Facebook, tôi nhất thiết phải “ủ mưu”.
Để em mở lòng, tôi tâm sự chuyện mình trước. Tôi vờ đặt ra tình huống: “Dạo này, vợ chồng anh chị không hạnh phúc lắm, anh thường xuyên đi đêm về hôm, viện cớ công việc bận rộn nên không còn đồng hành, gần gũi vợ như xưa. Chị mệt mỏi và buồn lắm”.
Đúng như dự đoán, em đáp lời ngay: “Em đây cũng chẳng hơn gì. Chiều nào hai mẹ con cũng ôm nhau khóc. Con khóc là mẹ khóc. Anh Hoàng mười hôm đi cả mười, chẳng hôm nào tan làm mà về ăn cơm cùng mẹ con em. Bé Nhím dạo này do thời tiết thay đổi nên đau ốm liên tục. Đêm nào đêm nấy mỗi mình em bồng dỗ trên tay, em bế tắc và sắp kiệt sức rồi”.
Tôi tiếp tục trò chuyện thêm thì nghe em thừa nhận: "Hình như em bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm, đã nhiều lần em có ý nghĩ sẽ cùng con làm điều dại dột".
Em gái kém tôi 5 tuổi, ngày em cưới chồng, cả bố mẹ, bạn bè, họ hàng ai ai cũng vui mừng chúc phúc. Mọi người khen em may mắn, khen em khéo chọn chồng vì Hoàng chồng em là đứa siêng năng, ham việc, còn trẻ mà đã xây được nhà, lập được công ty riêng.
Chỉ có điều sướng khổ mỗi người một cách nhìn nhận, và phải đi xa mới biết đường dài. Cưới xong, một năm sau em sinh bé Nhím, một bé con kháu khỉnh, da dẻ trắng ngần nhưng sức khỏe lại yếu ớt, thường xuyên đau vặt.
Đến nay, sau hơn hai năm làm mẹ, ở riêng, chồng công việc bận rộn lại ham vui chốn bạn bè nên một tay em “bao sân”, lo liệu tất cả. Đêm thiếu ngủ, ngày ôm con, em tôi dần già đi, da dẻ, tóc tai xơ xác.
Em tôi thừa nhận em có dấu hiệu trầm cảm (Ảnh minh họa) |
Tôi thì khác, tôi hiện có hai con nhỏ, một lên 6 một lên 3, tuy nhiên chưa bao giờ tôi rơi vào trạng thái bấn loạn, căng thẳng vì việc nuôi con. Chồng tôi là người rất yêu trẻ con và biết thương vợ. Nếu tôi dễ dãi, buông thả và có những định hướng sai lệch trong việc rèn luyện thói quen cho các con thì lập tức anh sẽ vào cuộc để “đập đi xây lại” từ đầu.
Anh không hài lòng khi thấy tôi quá chiều con, con ngã là xót xa, con ngủ dậy khóc lóc là tôi sà ngay vào dỗ. Anh bảo, trừ khi con gặp nguy hiểm, con đau ốm mình phải có chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt hơn hàng ngày, còn lại khi bình thường, tôi phải tách con ra nhiều hơn. Tôi có thể vào phòng riêng sập cửa để làm việc, hoặc xách laptop ra quán ngồi, con cái để anh và ông bà nội phụ trách thêm. Con ngã tự đứng dậy, thức dậy thì tự ra khỏi giường…
Nhờ sự "uốn nắn" ấy của chồng nên hiện tại hai con tôi khá mạnh mẽ, ngoan và chủ động. Các con không bám riết mẹ, gây những rắc rối, mè nheo phiền phức cho người lớn.
Càng cảm ơn chồng bao nhiêu, tôi biết mình càng sớm phải hỗ trợ, đồng hành cùng em gái bấy nhiêu. Thật sự, tôi đã sốc khi nghe em nhắn: “Nhiều khi nhìn dòng xe qua lại ngay trước nhà, em muốn ôm con chạy ra đó và kết thúc mọi chuyện”.
Tôi biết, một khi người phụ nữ đã có những suy nghĩ tiêu cực, và suy nghĩ đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì chỉ cần một sơ suất, một giọt nước tràn ly là điều bi thương sẽ xảy ra.
Nếu chưa từng nuôi con nhỏ, mấy ai hiểu được những áp lực tinh thần người phụ nữ phải chịu (Ảnh minh họa) |
Tôi khuyên em nên thu xếp về ở chung bên ngoại một thời gian. Điều em cần bây giờ không chỉ là sự chia sẻ công việc mà còn là sự tương tác, giao tiếp qua về. Em cần được truyền thêm năng lượng tích cực từ những người xung quanh. Nếu em đang trách móc chồng mà ở mãi gần chồng thì mọi cư xử, hành động, sự đối đãi với nhau chỉ càng ngày càng tệ hơn. Nếu em đang rất mệt mỏi, kiệt sức với đứa con mà em vẫn cố chấp chỉ mỗi mình mình mới chăm con được, rồi ôm riết lấy con thì cũng rất bất ổn.
Làm sao đứa trẻ có thể khỏe mạnh, vui vẻ vượt qua bệnh tật khi bên cạnh mình là một người mẹ yếu đuối, bi lụy, luôn nuôi dưỡng, chực chờ làm những điều dại dột.
Những khó khăn mà em đang gặp phải không đơn thuần là do ngoại cảnh bên ngoài mà sâu xa hơn đó còn là sự thiếu hụt, thương tổn từ bên trong. Đã bao lâu rồi em không biết cách “nâng cấp” mình, đã bao lâu rồi em không biết cách tự kết nối, thương lấy chính mình, đã bao lâu rồi em thiếu đi kỹ năng lên tiếng với chồng để yêu cầu, đề nghị sự hỗ trợ? Tại sao em lại cứ chịu đựng một mình?
Tôi đặt câu hỏi rồi càng thấy thương em hơn, thương những người phụ nữ trẻ chân ướt chân ráo khoác lên mình vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi bản thân còn thiếu hụt quá nhiều kiến thức và kỹ năng chung sống.
Cuộc sống hiếm khi dễ dàng hoàn toàn với người này và khó khăn tuyệt đối với người kia, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết cách kết nối với chính mình, kết nối với người thân. Từ đó mà trở nên cởi mở, chân thành hơn, biết trao nhận yêu thương kịp thời hơn.
Bây giờ, tôi chẳng mong gì, tôi cũng chẳng có gì nhiều để cho em, nhưng tôi sẵn sàng dành thời gian để bịa ra nhiều tình huống giả tưởng, miễn là để em tôi tìm thấy sự đồng điệu, thấu cảm, để em mở rộng lòng mình trút bớt đớn đau…
Tôi rất sợ hai từ “giá như”...
Theo Phụ nữ TP.HCM