Sau 3 ngày nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (cơ sở thực hành của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam) căng băng rôn gây áp lực để được chi trả số lương bị nợ,ệnhviệnTuệTĩnhxinứngtiềnthángquatỷđồngvẫnởtrêngiấcách đánh tiến lên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã có thông tin về hướng giải quyết gấp tiền lương và các khoản phúc lợi dịp Tết cho nhân viên y tế.
Cụ thể, Học viện đã báo cáo Bộ Y tế để tạm ứng từ nguồn quỹ của Học viện thực hiện chi trả 50% tiền lương, phụ cấp tháng 12/2021 và tháng 1/2022 cho cán bộ viên chức, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Đồng thời Học viện này đề nghị Bộ Y tế xem xét bố trí gấp nguồn kinh phí của Bộ Y tế để tạm ứng trước cho bệnh viện với số tiền là 10,2 tỷ đồng để có kinh phí chi trả phần tiền lương, phụ cấp còn nợ từ tháng 5/2021 cho cán bộ viên chức và người lao động.
Liên tục 3 ngày, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường với băng rôn gây sức ép để được trả số lương bị nợ. |
Trước động thái này của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, bà Lê Thanh Bình, Tổ trưởng tổ công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh, cho biết, hôm qua, 13/11, các nhân viên y tế và ban lãnh đạo đã có cuộc họp. Nội dung cuộc họp, phía lãnh đạo Học viện, chia sẻ sẽ xin ứng các nguồn để chi trả 50% lương tháng 12/2021 và tháng 1/2022 cho cán bộ, nhân viên y tế. Ngoài ra, phía lãnh đạo cũng thông tin, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ số tiền (khoảng 2,5 triệu đồng/người) để chi Tết cho các nhân viên y tế.
Tuy nhiên, bà Lê Thanh Bình cho biết: “Chúng tôi không đồng ý với quyết định của bệnh viện là chỉ chi trả 50% lương của tháng 12/2021 và tháng 1/2022. Chúng tôi yêu cầu Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phải hoàn trả 50% lương còn thiếu từ tháng 5/2021 đến nay. Đồng thời, tại sao mặc định chúng tôi chỉ được nhận 50% lương trong khi tuần suất làm việc vẫn là 100%?”.
Bà Bình cũng nói thêm, phần lớn cán bộ Bệnh viện Tuệ Tĩnh là điều dưỡng viên, hệ số lương của người lao động rất thấp, nếu trả đủ lương họ cũng chỉ từ 3-5 triệu đồng/tháng. Nhưng hiện tại con số đó cũng bị nợ nên cuộc sống nhân viên y tế vô cùng khó khăn.
Vì vậy các nhân viên y tế bị nợ lương đã không đồng ý với kết luận của ban lãnh đạo Học viện đưa ra tại cuộc họp và đồng thời, ngày 13/1, họ tiếp tục căng băng rôn để đòi quyền lợi.
“Nếu tiếp tục không nhận được số lương bị nợ, chúng tôi vẫn sẽ đấu tranh và sẽ nhiều nhân viên tham gia hơn”, bà Bình nói.
Về việc Học viện đề nghị Bộ Y tế để tạm ứng trước cho bệnh viện 10,2 tỷ đồng chi trả lương cho nhân viên y tế, bà Bình khẳng định: “Câu chuyện 10,2 tỷ đồng, chúng tôi nghe suốt 2 tháng qua rồi”. Theo bà Bình, ngày 19/11, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có cuộc họp khẩn với ban lãnh đạo Học viện về chi lương cho nhân viên. Sau đó, Học viện đề xuất xin tạm ứng Bộ Y tế số tiền trên để giải quyết khó khăn.
“Nhưng đến thời điểm này, ngày 14/1, chúng tôi khẳng định 10,2 tỷ đồng vẫn trên giấy và chúng tôi chưa nhận được bất cứ khoản nào. Dù lương bị nợ suốt 8 tháng qua, chúng tôi vẫn làm vì đam mê với công việc, y đức và trách nhiệm với bệnh nhân”, bà Bình nói thêm.
Trước đó, chiều 11, 12 và 13/1, hàng chục cán bộ viên chức, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã xuống đường, cùng với băng rôn nhằm gây sức ép để Bệnh viện này trả khoản lương đã nợ suốt 8 tháng qua.
Liên quan đến sự việc, ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1 tới.
Ngọc Trang
Trước sự việc 40 cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh "xuống đường" gây sức ép đòi nợ lương, Học viện Y học học cổ truyền đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để trả lương người lao động.