Lãi suất tiền gửi giảm
Nhiều ngân hàng trong tháng 6/2020 đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm. Ghi nhận trên thị trường cho thấy,ốiquýIInhàđầutưsuytínhhướngđihiệuquảmu vs live 4 "ông lớn" ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tới 50% tổng tiền gửi trên hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đều có sự điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm kể từ tháng 6/2020 theo hướng giảm.
Theo ông Nguyễn Duy Phương, chuyên gia phân tích cao cấp của công ty chứng khoán VCSC, đà lạm phát có xu hướng hạ nhiệt gần đây do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, cộng với việc ngân hàng trung ương nhiều nước duy trì mức lãi suất điều hành thấp, đã tạo nhiều điều kiện để NHNN hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm. Quyết định hạ lãi suất điều hành lần này sẽ tạo môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng hơn giúp các tổ chức tín dụng có cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp cận nguồn vốn rẻ thông qua hạ lãi suất cho vay.
Việc NHNN liên tiếp điều chỉnh lãi suất điều hành cũng làm nhiều người lo ngại dòng tiền chạy khỏi kênh tiết kiệm ngân hàng và chuyển hướng sang kênh hấp dẫn hơn khi lãi huy động xuống thấp. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng dù các kênh đầu tư khác có dấu hiệu phục hồi nhưng diễn biến vẫn chưa ổn định sau dịch. Khác với trước đây, nhà đầu tư bây giờ đã rõ ràng về mục tiêu đầu tư của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ hiểu biết về kênh đầu tư đã chọn nên không chỉ vì lãi suất giảm 0,5% mà có thể thay đổi quyết định.
Áp lực thu hồi nợ
Khi lãi suất tiền gửi đang giảm, lãi suất vay từ các hợp đồng cũ đang cao với biên độ lớn cùng sự lao dốc của nhiều ngành nghề trong mùa dịch bệnh đã làm các tổ chức tín dụng lo ngại nợ xấu gia tăng.
Liên tiếp thông tin người dân vay nợ bị ép đòi nợ làm dấy lên lo lắng về hoạt động gấp rút thu hồi nợ của các tổ chức tài chính. Các ngân hàng thương mại có các gói vay ưu đãi, vay mua xe, sửa nhà, vay đầu tư kinh doanh… đang chịu áp lực bị khách hàng yêu cầu hạ lãi suất. Nhiều doanh nghiệp đang đứng ngồi không yên vì dịch bệnh khiến doanh thu giảm sút, trong khi nợ ngân hàng gần đến thời hạn trả. Mới đây, hàng loạt doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ giảm lãi vay.
Không chỉ doanh nghiệp, mà bản thân các ngân hàng cũng hết sức rốt ruột đợi thông tư hướng dẫn, bởi nếu không nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng cũng gặp khó khi nợ xấu phình to.
Thực tế, tình trạng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” đã diễn ra trong ngành ngân hàng từ lâu và trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của các Ngân hàng thương mại. Khách vay, đặc biệt vay thế chấp tài sản khi không trả nợ đúng hạn thường gây khó khăn bằng cách rời khỏi nơi cư trú, né tránh. Việc thu hồi nợ bằng con đường khởi kiện ra tòa án tồn tại nhiều bất cập về thời gian thực hiện và hồ sơ. Việc xử lý nợ theo hướng thu hồi xe ô tô hay niêm phong bất động sản trở nên khó khăn hơn.
Việc NHNN liên tiếp điều chỉnh lãi suất điều hành cũng làm nhiều người lo ngại dòng tiền chạy khỏi kênh tiết kiệm ngân hàng và chuyển hướng sang kênh hấp dẫn hơn khi lãi huy động xuống thấp. Trong thời gian ngắn vừa qua, tâm lý đổ tiền vào chứng khoán đã lộ rõ sự bấp bênh khi chỉ số nhảy múa bất ổn dù biên độ lên xuống ngắn.
Triển vọng bất động sản gắn với du lịch
Lợi thế ứng phó với dịch Covid-19 khá tốt, Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn cho du khách quốc tế ngay trong mùa đại dịch và hứa hẹn triển vọng về nền du lịch an toàn sau đại dịch. Năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 80 triệu khách nội địa. Triển vọng du lịch Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025 đạt ít nhất đạt 35 triệu khách du lịch quốc tế; 120 triệu khách du lịch nội địa. Đến năm 2030, Việt Nam đạt 50 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 160 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Hiện nay, tại 10 tỉnh thành phố có biển cho thấy có 216 dự án phát triển du lịch với khoảng 140.000 sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng. Trong đó, mới có khoảng hơn 40.000 sản phẩm được đưa vào khai thác sử dụng, còn lại các dự án đều đang thực hiện, chuẩn bị tung ra sau mùa dịch.
Thanh Thảo
(责任编辑:Cúp C2)