Sau Tết thường rơi vào giai đoạn mua sắm thấp điểm của cả năm khi người dân đã chi tiền cho các giai đoạn lễ tết trước đó. Song không vì thế mà các sàn thương mại điện tử chịu đứng yên trong mùa này. Cả Shopee và Lazada đều đã lên kế hoạch cho làn sóng mua hàng đầu năm mới.
Shopee vừa thông báo khởi động sự kiện 15.3 “siêu hội tiêu dùng”,ànthươngmạiđiệntửbốcthămôtôgiảmnửagiáhànghoáđểkíchcầuđầunălịch bóng đá giao hữu câu lạc bộ lễ hội mua sắm lớn đầu năm 2022. Đợt mua sắm này cũng nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người Tiêu Dùng Việt Nam 2022 với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” do Bộ Công Thương phát động. Lễ phát động dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3 tại Hà Nội.
Các sàn thương mại điện tử đang ráo riết chuẩn bị cho đợt mua sắm lớn đầu năm 2022. |
Theo đánh giá của Shopee, các đợt sale cuối năm đã chứng kiến lượng người mua sắm và doanh số tăng kỷ lục, do đó thời điểm giữa tháng 3 rất phù hợp để khởi động chiến dịch mua sắm đầu năm, nhằm đón đầu nhu cầu tự thưởng của người dùng dịp năm mới.
Dịp này, sàn thương mại điện tử sẽ tung các ưu đãi như miễn phí vận chuyển, hoàn xu (điểm) đến 50%, và có cả cơ hội trúng xe hơi Toyota.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho rằng xu hướng mua sắm online tăng mạnh trong mùa lễ hội cuối năm chính là động lực để sàn này ra mắt sự kiện mua sắm 15/3, bắt đầu cho không khí mua sắm giai đoạn nửa đầu năm mới.
Không chỉ Shopee, Lazada cũng đang rục rịch chuẩn bị cho sự kiện mua sắm lớn của họ vào cuối tháng này. Theo đó, từ 27-29/3, Lazada sẽ triển khai lễ hội mua sắm mừng 10 năm có mặt tại Việt Nam, với hàng ngàn sản phẩm ưu đãi đến 50%, voucher tích lũy trị giá 1 triệu đồng và miễn phí giao hàng.
Trước đó, nền tảng này đã khởi động nhẹ nhàng các chương trình sau Tết như “Lương về - Sale kịch sàn” trong 5 ngày từ ngày 24/2 đến ngày 28/2, hoặc chương trình giảm giá hàng chính hãng hồi giữa tháng 2.
Trên thực tế, các sàn thương mại điện tử vẫn có các chương trình khuyến mãi, giảm giá diễn ra thường xuyên trên các nền tảng của họ. Song tại các lễ hội mua sắm lớn, phạm vi các ưu đãi sẽ được nới rộng hơn, số lượng nhà bán và các nhãn hàng tham gia đông hơn, mở rộng lựa chọn hơn cho khách hàng hơn so với ngày thường. Ví dụ, chương trình khuyến mại thông thường của một sàn thương mại điện tử sẽ tặng voucher tích luỹ 400 ngàn đồng, nhưng trong lễ hội mua sắm sẽ nâng lên 1 triệu đồng/voucher.
Theo khảo sát do Facebook hợp tác YouGov thực hiện trực tuyến từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020, tại Việt Nam, 82% số người tham gia khảo sát cho biết họ chủ động tìm kiếm các ưu đãi giảm giá trong các mùa mua sắm, đặc biệt vào cuối năm. Điều này cho thấy tâm lý săn ưu đãi giảm giá chiếm đa số trong tâm lý mua sắm online, dẫn đến xu hướng ngày càng có nhiều lễ hội mua sắm lớn trên các sàn thương mại điện tử.
Trên thực tế, các chương trình giảm giá cộng với thói quen mua sắm online hình thành trong đại dịch đã khiến thương mại điện tử phát triển mạnh hơn. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong số các kênh mua sắm online, website thương mại điện tử và các sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2021 đã có mức tăng vượt bậc với tỷ lệ người mua tăng vọt từ mức 52% lên 74%.
Riêng báo cáo “Việt Nam: Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19” của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này trong năm 2021 vừa qua. Theo kết quả khảo sát 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam: Tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảng từ 8% tới 50%; số lượng đơn hàng trong tháng 6 đến tháng 9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị mỗi đơn hàng cũng tăng từ 8% đến 10% so với dự báo từ đầu năm.
Hải Đăng
Trong những thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2021, các sàn thương mại điện tử xuất hiện đều đặn tại mọi quốc gia khu vực Đông Nam Á.