Cái tên Doãn Thanh Vân đang trở thành hiện tượng của Trung Quốc bởi hành trình vươn lên từ một đứa trẻ “thất bại từ vạch xuất phát” để trở thành tiến sĩ Harvard. Cô gái sinh năm 1990 hiện cũng đang là một Luật sư nổi tiếng ở Mỹ.
Từng đạt danh hiệu "Người tranh luận hay nhất" trong Giải hùng biện Quốc tế,ữngcâunóiđặcbiệtcủamẹkhiếncôbéluônđứngcuốilớptrởthànhtiếnsĩvđqg colombia tháng 11 vừa qua, Thanh Vân tiếp tục tham gia chương trình "Người đặc biệt" dành cho những nhân vật có khả năng hùng biện giỏi nhất cả nước và là ứng viên vô địch.
Với những thành tích ấy, có lẽ không ai ngờ, Doãn Thanh Vân từng là đứa trẻ xếp cuối lớp trong suốt những năm cấp 1, cấp 2. Thậm chí, cô còn bị giáo viên mắng “dốt như lợn” ngay trước lớp. Tuy nhiên, nhờ những câu nói động viên kịp thời của cha mẹ, Thanh Vân đã đạt được những thành tích xuất sắc trong các năm cấp 3 và cả sau này.
Cái tên Doãn Thanh Vân đang trở thành hiện tượng
Mẹ Thanh Vân vốn là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường trung học tại địa phương, còn cha cô là một người làm thuê với mức lương trung bình.
Bước vào tiểu học, thành tích học tập của Thanh Vân luôn xếp tốp cuối của lớp. Thậm chí giáo viên còn mắng cô bé là “dốt như lợn” ngay trước cả lớp.
Một giáo viên khi ấy đã gặp phụ huynh của Thanh Vân và nói: “Đứa trẻ này có lẽ không thể vào được trường trung học. Gia đình nên tính chuyện gửi con tới một trường kỹ thuật nào đó càng sớm càng tốt”. Dẫu vậy, mẹ cô bé vẫn không trách mắng mà về động viên con: “Mẹ nghĩ con sẽ tiến bộ hơn trong năm học tới”.
Lên lớp 4, thành tích của cô vẫn không cải thiện. Lúc này, mẹ cô bé lại động viên con: “Đừng lo lắng, mẹ đã tính toán lại. Thời điểm con trở nên xuất sắc không còn xa. Có lẽ là lên đến cấp 2 con sẽ có kết quả tốt”.
Nhưng cô đã chứng minh dự đoán của mẹ hoàn toàn sai khi từ tiểu học đến trung học, Thanh Vân đã trải qua 6 lần chuyển trường học tại nông thôn đến quận huyện và cả các trường cấp tỉnh.
Việc chuyển trường thường xuyên cũng làm kết quả học tập của Thanh Vân liên tục rơi xuống thấp nhất.
Nhưng bất cứ khi nào con gái chán nản, bà mẹ lại động viên con: “Có thể họ là củi nhỏ nên nhanh bắt lửa, còn con là củi to nên phải cần thời gian bén lửa. Con hiện giờ chưa bằng họ, nhưng sau này con nhất định sẽ hơn họ".
Cha Thanh Vân luôn sát cánh bên cô mọi lúc
Về phần cha Thanh Vân, ông cũng luôn sát cánh bên con mọi lúc. Khi thấy con gái nằm bò xuống đất, lấy bùn đắp thành đường ray để chơi, ông bố quyết định mua một đường ray xe lửa về cho con thoả niềm mong ước.
Thậm chí, khi ngôi nhà quá nhỏ, ông đã bán hết sofa và đồ đạc trong phòng khách để lấy chỗ cho con chơi. Vì vậy, cô bé Thanh Vân luôn sống rất hồn nhiên, vui vẻ.
Năm trung học, một lần Thanh Vân vi phạm nội quy của trường, giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh lên để chỉ trích. Trước mặt giáo viên, ông nghiêm khắc nhắc nhở con gái.
Thế nhưng, ngay khi ra khỏi trường, sợ con gái bị tổn thương, ông đã rủ Thanh Vân đi ăn lẩu. "Vừa nãy gặp thầy, bố giả vờ nghiêm nghị đó, chứ sự việc không nghiêm trọng đâu. Cố lên con gái", ông bố nói với con.
Được cha mẹ luôn tin tưởng, gieo những niềm lạc quan và không bao giờ bỏ rơi khi thất bại, cô bé vốn đứng cuối lớp bắt đầu lấy lại sự tự tin và cố gắng.
Lên cấp 3, Thanh Vân dần cải thiện thứ hạng và đến năm cuối trung học, cô đã trở thành một học sinh xuất sắc, đạt học bổng toàn phần của Đại học Hồng Kông.
“Con thấy đó, chỉ có mình con mới quyết định được bản thân sẽ là ai trong tương lai", mẹ Thanh Vân nói khi cô giành được học bổng toàn phần.
Hoàn thành chương trình đại học, Thanh Vân tiếp tục giành được học bổng và theo học tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard.
Hoàn thành chương trình đại học, Thanh Vân tiếp tục giành được học bổng và theo học tiến sĩ Luật tại Đại học Harvard. Đến hiện tại, Doãn Thanh Vân đã trở thành một Luật sư có tiếng tại Mỹ.
Thanh Vân cho rằng, bản thân là người may mắn khi rất nhiều người hoài nghi về khả năng của mình, thế nhưng cha mẹ cô vẫn rất lạc quan. Dù con có thể thành tài hay không, họ cũng không bao giờ nói với con những câu vùi dập ý chí.
Trường Giang (Theo Sohu)
“Tôi cảm thấy áp lực với cách gọi 'thiên tài'. Làm ở tiệm ăn nhanh, tôi thích thú với vẻ mặt ngạc nhiên của khách hàng khi thấy mình có thể tính nhẩm số tiền họ phải trả mà không cần phải sử dụng đến máy tính”.