Bé trai 6 tháng tuổi sống ở Thái Lan được chẩn đoán mắc Covid-19sau khi sốt và ho. Bệnh nhi được kê đơn Favipiravir,ắtđổimàuxanhsauđêmuốngthuốcđiềutrịvdqg kuwait phương pháp điều trị kháng virus Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã phê duyệt vào năm 2022 cho trẻ em có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
Khoảng 18 giờ sau khi trẻ dùng thuốc, người mẹ nhận thấy đôi mắt nâu sẫm của con đã chuyển sang màu xanh. Bà đã liên hệ với các chuyên gia y tế và được hướng dẫn ngừng điều trị ngay lập tức.
Sau khoảng 5 ngày, mắt của trẻ trở lại màu ban đầu. Khi các bác sĩ kiểm tra, giác mạc của trẻ đã trong và không còn màu xanh lam.
Ca bệnh trên được đăng tải trên tạp chí y khoa Frontiers in Pediatrics.
Các chuyên gia chưa biết tại sao Favipiravir lại gây ra tình trạng đổi màu nhưng nghi ngờ có tác động của huỳnh quang trong thuốc, chất chuyển hóa hoặc các thành phần bổ sung của viên thuốc như titan dioxide và oxit sắt.
Bệnh nhi dường như không bị bất kỳ tổn hại nào về thị lực và đã hết các triệu chứng của Covid-19.
Các nghiên cứu trước đây từng ghi nhận mối liên hệ trực tiếp giữa nồng độ Favipiravir và huỳnh quang, đặc biệt ở tóc và móng tay của con người. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Favipiravir bao gồm tăng nhẹ nồng độ axit uric máu, tiêu chảy và giảm bạch cầu trung tính.
Năm 2021, loại thuốc này cũng gây đổi màu mắt ở một thanh niên Ấn Độ. Người bệnh 20 tuổi được chẩn đoán mắc Covid-19 và đã dùng vitamin C, kẽm, vitamin A, vitamin D và ivermectin nhưng không đỡ. Sau đó, anh được kê đơn Favipiravir.
Vào ngày thứ hai sau khi điều trị bằng Favipiravir, người thanh niên nhận thấy đôi mắt nâu sẫm của mình trở thành màu xanh. Các bác sĩ khuyên anh ngừng dùng thuốc và mắt anh trở lại màu bình thường chỉ sau một ngày.
Favipiravir được cấp phép ở Nhật Bản, Nga, Ukraine, Uzbekistan, Moldova và Kazakhstan và được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở Italy vào năm 2020. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cũng coi loại thuốc này là một liệu pháp hiệu quả đối với Covid-19.
(责任编辑:La liga)