VNPT đã tái cơ cấu thành công
Ngày 15/3,ộtrưởngMaiTiếnDũngThủtướnggiaochotôichuyểnlờikhenngợiđếvòng loại cúp c1 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, đã dẫn đầu đoàn kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao tại VNPT.
Phát biểu tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 19/8/2016, Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đôn đốc các nhiệm vụ của Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương. Từ đó đến nay, Tổ công tác thường xuyên làm việc với các tập đoàn kinh tế, VNPT là tập đoàn thứ 2 mà tổ công tác đến làm việc. Sau khi Tổ công tác hoạt động thì các nhiệm vụ được Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương được giải quyết rất nhiều từ đó tạo sự lan tỏa hoạt động tốt, hướng đến người dân và doanh ngiệp.
“Thủ tướng chuyển lời biểu dương VNPT, đây là doanh nghiệp nổi trội so với các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về việc tái cơ cấu, thoái vốn ngoài ngành. Trong đó, việc thoái vốn ngoài ngành có hiệu quả cao thu về cho nhà nước. Trong quá trình tái cơ cấu, nội bộ lãnh đạo VNPT đoàn kết, không có thư từ tố cáo. Thủ tướng khen ngợi sự đoàn kết của lãnh đạo VNPT trong việc thống nhất thực hiện chủ trương của Chính phủ, không phải nơi nào cũng có như vậy. VNPT đã tạo ra hạ tầng tốt tạo điều kiện cho phát triển CNTT xây dựng Chính phủ điện tử, giúp cho các bộ, ngành cải cách hành chính gắn với ứng dụng CNTT. Mới đây, Thủ tướng đã thăm khu công nghệ cao Hòa Lạc và thấy VNPT cũng đã có sản phẩm công nghệ cao. Trong thời gian qua, VNPT đã giúp các địa phương xây dựng thành phố thông minh. Thủ tướng có giao cho tôi chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng đến VNPT” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng cũng mong muốn VNPT sẽ có bước phát triển mới trong 5 lĩnh vực. Thứ nhất, vẫn phải tích cực, chủ động thực hiện tốt tái cơ cấu Tập đoàn, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tăng hiệu quả, chất lượng, xứng đáng là tập đoàn hàng đầu về CNTT. VNPT là tập đoàn nhà nước phải giữ phần vốn nhà nước chi phối nên phải tính toán xem phần nào cổ phần hóa, phần nào giữ lại.
Thứ hai, trong thời điểm hiện nay, VNPT cần quyết liệt trong xử lý các vấn đề như an toàn, an ninh thông tin, tin nhắn rác, SIM rác.
Thứ ba, Chính phủ quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử để tạo ra sự minh bạch cho người dân và doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo của Chính phủ. Bộ trưởng cho biết từ tháng 10/2016, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đưa vào vận hành hệ thống tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp và từ ngày 1/4 tới đây sẽ có hệ thống tiếp nhận ý kiến của người dân. Như vậy, người dân, doanh nghiệp được trực tiếp phản ánh tới Chính phủ, Chính phủ trực tiếp lắng nghe và giải quyết. Thủ tướng mong muốn VNPT sẽ góp phần tích cực hơn vào quá trình này.
Thứ tư, Tập đoàn đã sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao, Thủ tướng mong muốn VNPT cần cố gắng trong thời gian sớm nhất trở thành tập đoàn sản xuất công nghệ cao. Thủ tướng mong muốn VNPT có thể sản xuất được những sản phẩm của mình như điện thoại, máy tính… với chất lượng tốt cạnh tranh được trên thị trường.
Thứ năm, vấn đề dịch vụ công là cực kỳ quan trọng. Thời gian qua, chúng ta đã có tiến bộ rất tốt về giải quyết thủ tục, trả kết quả thực hiện thủ tục… qua hệ thống của VNPT. VNPT đã kết nối hạ tầng băng rộng đến tận xã giúp cho việc thực hiện dịch vụ công tốt. Thủ tướng mong muốn VNPT tiếp tục góp phần giảm thời gian, giấy tờ thực hiện thủ tục, đơn giản hóa quy trình để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp.