ĐBQH: Bảo tồn di tích ồ ạt có thể biến nhiều công trình nghìn tuổi thành 1 tuổi_nhan dinh porto
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 13:59:22 评论数:
Chiều 8/6,ĐBQHBảotồnditíchồạtcóthểbiếnnhiềucôngtrìnhnghìntuổithànhtuổnhan dinh porto Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Phát biểu tổ, ĐBQH Trần Việt Anh (đoàn Hà Nội) cho biết, chương trình đặt ra 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.
“Đây là một nội dung hết sức tham vọng, cũng không phải dễ gì chúng ta đạt được. Trong đó có những chỉ tiêu không phải dễ dàng gì đạt được”,đại biểu Trần Việt Anh nói.
Đại biểu Anh lấy ví dụ chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 95% các di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Hiện nay, cả nước có 130 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 4.000 di tích quốc gia, con số này ở Hà Nội lần lượt là 22 và 1.196.
Nếu định lượng ra thì 5 năm tới cả nước sẽ phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo khoảng 123 di tích quốc gia đặc biệt, 2.800 di tích cấp quốc gia, riêng Hà Nội phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo 21 di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 876 di tích cấp quốc gia.
“Trong 5 năm tới, chúng ta bảo tồn được ngần ấy di tích quốc gia của Hà Nội thôi cũng đã là con số khủng khiếp”,đại biểu nhấn mạnh.
Ông phân tích chỉ riêng việc chuẩn bị một hồ sơ để tu bổ, tôn tạo một di tích thôi đã mất rất nhiều thời gian, từ việc lập hồ sơ khoa học, nghiên cứu, hội thảo, hoặc khảo cổ học nếu có. Trong đó, chỉ riêng hạng mục khảo cổ học thôi cũng mất khoảng 2 năm. Theo đó, ông đề nghị cần thận trọng khi đặt mục tiêu như vậy.
“Việc bảo tồn di tích tức là chữa bệnh cho di tích. Chữa bệnh thì phải biết nó có bệnh gì thì mới chữa. Chứ còn nếu chúng ta cứ lao vào mà làm luôn thì có thể di tích 1.000 năm tuổi sau khi bảo tồn, tôn tạo chỉ còn có 1 tuổi thôi. Vì vậy phải hết sức thận trọng”,đại biểu nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) lại băn khoăn về việc sử dụng nguồn lực cơ sở hạ tầng trong thiết chế văn hóa sao cho hiệu quả.
Ông dẫn chứng từ Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình vốn được xác định là đầu tư trọng điểm, nhưng giờ xuống cấp, không hiệu quả.
Thanh tra còn chỉ ra vi phạm nghiêm trọng, nợ hàng nghìn tỷ đồng và không có cơ chế nào khắc phục.
“Cử tri và Quốc hội không tiếc gì huy động nguồn lực để phát triển cơ sở văn hóa, nhưng quản lý khai thác sử dụng thế nào là cả câu chuyện. Đầu tư hàng chục nghìn tỷ như Mỹ Đình, mà giờ đầu tư hàng trăm nghìn tỷ cho chương trình thì cử tri có quyền đặt câu hỏi, suy nghĩ về trách nhiệm của đại biểu, Quốc hội”,ông Long nêu vấn đề.
Tương tự, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cũng băn khoăn khi chương trình không còn tên gọi là “chấn hưng văn hóa” như dự thảo ban đầu, nhưng trong đề xuất lại dùng nhiều từ này. Theo đại biểu, việc phát triển văn hóa và chấn hưng văn hóa là khác nhau, nên cần phải có mục tiêu rõ ràng.
Với nguồn vốn rất lớn cho cả hai giai đoạn là hơn 200.000 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 vốn ngân sách hơn 70.000 tỷ đồng…, ông An cũng băn khoăn việc bố trí vốn, phân bổ vốn không có trọng tâm trọng điểm thì sau này giám sát lại chỉ ra bất cập là khả năng giải ngân và tính hiệu quả.
PHẠM DUY