Theơimìnhdướinắnghèôtôsảnsinhđộctốgâyhạbxh ukraineo các chuyên gia, các chi tiết nội thất của xe ô tô chứa rất nhiều khí độc. Tuy nhiên, hai thời điểm khiến các nội thất trong xe thải ra nhiều khí độc nhất là vào lúc khi xe mới mua và vào mùa hè, khi hầu hết các xe đều phơi mình dưới ánh nắng mặt trời.
Khi mới mua xe, một lượng dư chất hóa học mà các nhà sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất xe ô tô và các bộ phận nội thất sẽ tồn đọng bên trong hệ thống điều khiển hay các ghế ngồi. Lượng hóa chất này bắt đầu phát ra trong quá trình xe được đưa vào sử dụng. Các khí độc này tạo nên một mùi mà mọi người thường gọi là “mùi xe mới”. Trong thực tế, nhiều người sử dụng không thể chịu được mùi này khi đi xe.
Sau một thời gian, mức độ dư thừa và nồng độ các hóa chất trên xe bắt đầu giảm dần đi. Đó cũng là lúc không còn ngửi thấy mùi đặc trưng này khi đi xe. Tuy vẫn còn bám ở trong xe, nhưng nồng độ các khí này thấp hơn rất nhiều và thường ở ngưỡng an toàn với tất cả mọi người.
Nhưng thời tiết mùa hè với mức nhiệt cao lại là tác nhân khiến các loại khí độc này có nguy cơ gia tăng. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ cao và việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời sẽ khiến các hóa chất này dễ bốc hơi và có nguy cơ tăng cao trở lại. Có đến 275 loại hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe con người được dùng trong quá trình sản xuất xe hơi, mà chủ yếu là sản xuất các vật liệu nội thất. Trong đó, có khoảng 50 loại phổ biến.
Đáng kể đến là Vinyl, một loại vật liệu plastic dùng trong sản xuất các loại ghế giả da. Kế đến là formaldehyde được dùng để sản xuất bảng đồng hồ, tay nắm cửa, tay vịn. Hầu hết các loại này chỉ được sử dụng ở những xe rẻ tiền.