Đề nghị nêu trên,ộTTTTđềnghịcácbộtỉnhnêunhữngbàitoánlớnvềchuyểnđổisốlịch thi đấu giải vô địch colombia theo Bộ TT&TT, là nhằm để việc chuyển đổi số trong thời gian tới được thực hiện nhanh, hiệu quả, bền vững, đi vào thực chất, giải quyết đúng vấn đề trong thực tiễn đặt ra.
Nội dung đề xuất bài toán lớn để thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị ngoài tên bài toán, còn cần mô tả chi tiết vấn đề, bài toán đặt ra; hiện trạng giải quyết vấn đề cũng như đề xuất lời giải cho bài toán đặt ra (nếu có).
Việc Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đề xuất các bài toán lớn cần giải quyết nhằm thực hiện chuyển đổi số hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet) |
Trước đó, ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban. Kết luận cuộc họp này, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả thời gian tới, cần thống nhất một số quan điểm chỉ đạo: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với “thách thức kép” - vừa chống đại dịch Covid-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chuyển đổi số với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương. Phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Cùng với đó, cần đầu tư thích đáng cho chuyển đổi số, bảo đảm thể chế, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị trên nguyên tắc khoa học, hợp lý, hiệu quả. Thúc đẩy hợp tác công tư dưới sự dẫn dắt của Chính phủ đi đôi với sự năng động, hiệu quả thị trường, xã hội. Gắn kết chặt chẽ giữa kết nối công nghệ với cải cách hành chính, có kế thừa, đổi mới và phát triển. Giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường, xã hội.
Giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác, kịp thời mức độ, hiệu quả của chuyển đổi số để có các giải pháp thúc đẩy kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông đến mọi người dân, doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.
Đặc biệt, thông báo kết luận còn nêu rõ quan điểm chỉ đạo để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả thời gian tới là phải có tư duy đột phá mang tầm chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp, phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo trong thực hiện chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, trong Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ ba - năm 2021 vào trung tuần tháng 12/2021, Bộ TT&TT đã công bố lần thứ nhất 35 nền tảng số quốc gia cần sớm triển khai, được chia thành 6 nhóm gồm: nền tảng hạ tầng số; nền tảng công nghệ số cốt lõi; nền tảng chính phủ số; nền tảng y tế - giáo dục - văn hóa – xã hội; nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh; và nhóm nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương. Tại sự kiện, đại diện cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã nhận trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Theo đại diện Bộ TT&TT, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó giải pháp đột phá là phát triển các nền tảng số quốc gia Việt Nam. Với 35 nền tảng số được Bộ TT&TT công bố đợt đầu tiên, có những nền tảng số đã cung cấp dịch vụ, nhưng chưa chiếm được thị phần đáng kể; có những nền tảng số đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển, chuẩn bị triển khai. Mốc thời gian chung để công bố, ra mắt, phổ biến sử dụng các nền tảng số quốc gia này là 30/6/2022.
Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ ban hành Chương trình hành động thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia, có mục tiêu, chỉ số đánh giá đo lường theo từng tháng, có kế hoạch ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy cụ thể cùng các bộ, ngành, địa phương. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục định kỳ cập nhật, bổ sung, điều chỉnh danh sách nền tảng số quốc gia và tiếp tục công bố trong thời gian tới.
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.