Có thể nơi mới sẽ không đóng bảo hiểm cho nhân viên. Tôi muốn biết trường hợp chỗ mới không đóng tôi phải làm thủ tục rút bảo hiểm hay vẫn tiếp tục đóng được. Nếu chỗ mới không đóng bảo hiểm,ôngđóngbảohiểmởcôngtyđanglàmtôiphảiđóngởđânhận định bóng đá đan mạch tôi phải đóng ở đâu và thủ tục như thế nào. Mong được tư vấn hỗ trợ.
Theo như các thông tin mà anh/chị cung cấp, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ theo khoản 3 điều 47 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại nơi cư trú. |
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP:
“Điều 14a. Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
...”
Từ những quy định trên, cơ quan cũ có trách nhiệm trả sổ BHXH cho anh/chị trong thời hạn từ 7 ngày, trong một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 30 ngày và không được vượt quá 30 ngày. Trường hợp quá thời hạn trên, nếu công ty không thực hiện hoàn trả sổ BHXH, anh/chị có thể nộp đơn khiếu nại đến cơ quan BHXH.
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014:
“Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;…”
Theo đó khi anh/chị bắt đầu làm việc cho công ty mới thì anh/chị sẽ là đối tượng được công ty đóng bảo hiểm xã hội theo như quy định trên.
Trong trường hợp công ty không đóng BHXH cho anh/chị, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.
Như vậy khi công ty không đóng Bảo hiểm xã hội cho anh/chị có thể thông báo đến cơ quan BHXH để được bảo vệ quyền lợi, công ty không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị buộc phải đóng đủ, buộc nộp số tiền lãi, bị phạt vi phạm hành chính theo quy định trên.
Ngoài ra, trường hợp anh/chị chấp nhận làm việc tại Công ty mà không được kê khai đóng BHXH, anh chị có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện theo chế độ hưu trí hoặc chế độ tử tuất.
Anh/chị nộp hồ sơ tại Cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội nơi anh/chị cư trú. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Thoa, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Thuộc Cộng đồng Luật sư IURA
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Bố tôi là bệnh binh mất sức lao động 61%, theo đó mẹ tôi ko phải mua bảo hiểm y tế theo thông tư mới từ năm 2012.