Game Việt muốn đi xa hãy đi cùng nhau_nhận định bóng đá mới nhất
Việt Nam có những tên tuổi thành công toàn cầu trong ngành game như Flappy Bird,ệtmuốnđixahãyđicùnhận định bóng đá mới nhất Axie Infinity, hay kỳ lân công nghệ như VNG. Song trong 10 năm qua vẫn quanh quẩn những cái tên này, ngành game Việt chưa thực sự đạt bước đột phá.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) nêu vấn đề như trên tại “Hội nghị Kết nối mở rộng thị trường ngành game Việt Nam: Tầm nhìn mới cho game Việt”, nhằm tiếp tục chuỗi hoạt động kết nối và phát triển ngành, được tổ chức ngày 18/3 tại TP.HCM. Đồng thời ông kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.
Tại sự kiện, ông Lê Quang Tự Do nêu một số thành tựu nổi bật của ngành game Việt. Cụ thể, 50% tựa game mobile chơi nhiều nhất trên thế giới có nguồn gốc từ Việt Nam. Hơn 180 ngàn người Việt đang viết ứng dụng trên Google Play Store và Apple App Store, đứng số 1 ở Đông Nam Á về số lượng lập trình viên. Mặc dù doanh thu chỉ đứng thứ 5 trong khu vực, nhưng tiềm năng mở rộng doanh thu của ngành rất lớn.
Dù đạt một số thành quả như vậy, song trong 10 năm qua kết quả phát triển của ngành không như kỳ vọng. Hầu hết sản phẩm, doanh nghiệp trong ngành đang phát triển lẻ tẻ, vụn vặt, chưa tạo được bước đột phá trong mảng game và lĩnh vực công nghệ nói chung.
Trong các năm qua, những cái tên nổi bật vẫn chỉ dừng lại ở Flappy Bird, Axie Infinity, hay một số doanh nghiệp như VNG. Để tạo nên những thành công mới, Bộ TT&TT khuyến khích các bên cùng hợp tác để cùng hỗ trợ nhau đi xa hơn.
“Chúng tôi kêu gọi các bạn sinh viên, các startup, các doanh nghiệp hãy đi cùng nhau. Hãy dìu nhau về đích”, ông Lê Quang Tự Do nói trước các doanh nghiệp và sinh viên tại sự kiện.
Đáp lại lời kêu gọi này, tiến sĩ Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng, khẳng định việc “đi cùng nhau” sẽ giúp mọi người mạnh dạn bước về phía trước hơn. Đồng thời, sự kiện được tổ chức tại trường sẽ là cơ hội để các bạn sinh viên chứng kiến, học hỏi về ngành game và có nhiều cơ hội tiếp cận nghề nghiệp hơn.
“Không chỉ ngành game, tôi kỳ vọng tất cả các ngành nghề nên có sự hợp tác để đi cùng nhau xa hơn”, tiến sĩ Trần Trọng Đạo đề nghị.
Ông Thái Thanh Liêm, CEO studio game Topebox, đồng tình với quan điểm hợp tác nhằm phát triển ngành game Việt rộng hơn ra khu vực và thế giới. Công ty này đang có những hoạt động kêu gọi giới lập trình viên tạo ra các tựa game sáng tạo, nhằm tạo khác biệt để dễ trở nên nổi bật.
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng nêu một số ví dụ cho thấy, một số studio game lớn trên toàn cầu đang cùng nhau hợp tác, tận dụng các thế mạnh của nhau để hỗ trợ các công ty trong ngành phát triển. Việc hợp tác này đã tạo ra các sản phẩm có sức lan toả rộng hơn.
Hiện trong nước, Topebox cũng đang bắt tay cùng một số studio lớn để hợp tác cùng nhau, cả về con người lẫn tài chính, để làm ra các tựa game quy mô toàn cầu. Đặc biệt, sắp tới Topebox sẽ ra mắt MIMILAND, một platform mà ở đó các lập trình viên, studio game trong nước có thể đưa game của mình vào cùng tham gia.Ngoài ra, người chơi game cũng có thể đưa các tài sản trong các game khác nhau vào Platform này để chơi và các lập trình game có thể tái sử dụng các tài sản có sẵn để tạo và ra mắt những tựa game mới.
“Các bạn đi cùng nhau sẽ được bảo vệ, được tận dụng lợi thế phát hành, được đứng cùng bên với những tên tuổi lớn”, ông Liêm khẳng định.