'Ra nước ngoài học Toán là cách thành người giỏi nhanh nhất'_nhan dinh empoli

 人参与 | 时间:2025-01-25 08:04:13

Đó là ý kiến của GS Đỗ Đức Thái (Đại học Sư phạm Hà Nội),ướcngoàihọcToánlàcáchthànhngườigiỏinhanhnhấnhan dinh empoli người giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 1978.

Chuỗi Bài giảng đại chúng diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học và thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được tổ chức tại Hà Nội chiều 20/12.

Nhiều chuyên gia đã chia sẻ về các nội dung: Ích gì Toán học; Từ trường chuyên đến đỉnh cao Toán học; Giới thiệu Tôpô học.

Toán học rất đỗi con người

Mở đầu cuộc nói chuyện về chủ đề Toán học, ích gì?, giáo sư Hà Huy Khoái dùng những câu thơ trong bài “Ích gì” của Chế Lan Viên để ví von:

“Giống nàng Tiên, ông Bụt hiện trong mơ...

Mà chả cần ai giết

Chỉ thôi yêu là nó chết”.

Theo ông, Toán học cũng trừu tượng như nàng tiên hay ông bụt, nó ra đời dựa trên những thứ không có thực. Tuy nhiên, những thứ trừu tượng đó lại tạo ra con người văn minh như ngày nay.

“Lý thuyết Toán học ứng dụng vào đâu?” là câu hỏi khó trả lời. Vào thời cổ đại, khi Apolonius nghiên cứu lý thuyết Đường Conic, ông chỉ biết trả lời: “Tôi nghiên cứu vì thấy nó đẹp”. Lý thuyết về Đường Conic mãi đến 2.000 năm sau mới có ứng dụng, và đó là một trong những ứng dụng vĩ đại nhất của khoa học. Như vậy, một lý thuyết đẹp bao giờ cũng có ích.

Hiện nay, những lý thuyết đi vào thực tiễn có thể chỉ cần 2 năm, thậm chí hai tháng. Vì lý thuyết Toán học là thứ trong suốt như không khí nên nhiều người không thấy được sự hữu ích để bỏ tiền đầu tư cho nó.

GS Khoái cho rằng, người nghiên cứu Toán cũng như người mở đầu, đừng hỏi họ sẽ đi đâu, nếu biết đi đâu thì không đi xa được.

Tâm đắc với bài phát biểu của GS Hà Huy Khoái, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại kỷ niệm hồi nhỏ, được mẹ đưa đến gặp chuyên gia nghiên cứu về trẻ chậm phát triển. Chuyên gia yêu cầu ông nhớ 8 số tự nhiên liên tiếp, tuy nhiên ông chỉ nhớ được 5 số.

{keywords}

GS Ngô Bảo Châu tham gia Bài giảng đại chúng. 

Câu chuyện đó khiến ông suy nghĩ về việc rèn luyện tư duy Toán học. “Ai cũng nghĩ Toán học là cái trừu tượng không tiếp cận được, nhưng thực ra Toán học là cái rất đỗi con người. Mỗi chúng ta học Toán, thực hiện các thao tác tư duy, thì khả năng tư duy sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn. Toán học có khả năng mở rộng phạm vi đầu óc con người”, GS Châu chia sẻ.

GS Nguyễn Hữu Việt Hưng, Khoa Toán cơ Tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng: “Để duy trì cuộc sống, có thể coi 99% những lý thuyết về văn học, nghệ thuật, khoa học… là vô dụng. Nếu nghĩ theo hướng đó thì chỉ có cám lợn là hữu ích. Tuy nhiên, con người vẫn tạo ra khoa học kỹ thuật, vẫn thám hiểm vũ trụ, bởi con người khác con vật ở chỗ không chỉ nhìn vào cám lợn mà biết nhìn lên bầu trời”.

Người giỏi phải gặp thầy hay

GS Đỗ Đức Thái (Đại học Sư phạm Hà Nội), người giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 1978, cho rằng, để đạt đến “đỉnh cao” Toán học như GS Ngô Bảo Châu phải học và làm Toán từ nhỏ.

Theo GS Thái, điều khó nhất trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo Toán học không phải kỹ thuật để đưa đến chứng minh chính xác, mà là ý tưởng nghiêm túc. Cũng theo đánh giá của GS này, 70% đến 80% sự thành công của người làm nghề Toán là lựa chọn đúng thầy và tìm đúng chủ đề.

Để phát triển Toán học, GS Đỗ Đức Thái đưa ra lời khuyên, các bạn trẻ nên cố gắng làm luận án ở các trường đại học lớn nước ngoài. Bởi tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam không đủ chuyên gia đỉnh cao của thế giới, thiếu thốn vật chất, không gian để tĩnh tâm làm Toán. Trong khi đó, việc tìm học bổng nước ngoài hiện tại không quá khó khăn. GS Thái nhận định, đây là con đường nhanh nhất để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi.

{keywords}

Bài giảng đại chúng thu hút đông đảo người quan tâm Toán học. 

“Khi học xong, các bạn có về nước hay không đó là chuyện cá nhân. Bởi ở đâu, con người Việt Nam cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho đất nước”, GS Thái nhấn mạnh.

Nếu GS Thái cho rằng việc học sinh bậc THPT nghiên cứu khoa học là phong trào và không hiệu quả thì GS Ngô Bảo Châu lại quan niệm, không nên “thiêng liêng hóa” việc nghiên cứu khoa học của học sinh. Hãy để các em làm việc độc lập ngay từ khi còn nhỏ, nghiên cứu và mày mò thứ gì đó không phải là bài tập thông thường hay những điều có sẵn. Bản chất nghiên cứu khoa học là điều cần thiết, vì vậy không nên tước đi công việc này của các em.

(Theo Quyên Quyên - Ngọc Tân/ Zing)

顶: 52877踩: 888