Báo Pravda trích dẫn tuyên bố của Không quân Ukraine cho biết,ùngbiênUkrainebịkhôngkíchThụySỹItaliamuốnNgadựhộinghịhòabìtỷ lệ cá cược kèo bóng đá quân đội Nga đã sử dụng 2 tên lửa đạn đạo Iskander-M/KN-23 và 38 máy bay không người lái (UAV) tấn công nước này từ đêm 12/8 đến sáng 13/8. Còi báo động không kích vang rền nhiều khu vực biên giới của Ukraine đến tận 7h15 ngày 13/8.
Các lực lượng phòng không Ukraine thông báo đã bắn hạ thành công 30 UAV của Nga.
Trong khi đó, cơ quan quản lý quân sự của vùng Sumy thống kê, cuộc không kích của Nga khiến một người bị thương và một phần thành phố Sumy bị mất điện cũng như nguồn cung khí đốt.
Theo nhà chức trách, một đường dây truyền tải điện, một đường ống dẫn khí, một tòa nhà bệnh viện và một số ôtô đã bị hư hại. Nhà chức trách đã điều nhân viên thực hiện các dịch vụ sửa chữa khẩn cấp.
Thụy Sỹ, Italia muốn mời Nga dự hội nghị hòa bình
Theo tuyên bố chung được đăng tải trên trang web của các bộ ngoại giao Thụy Sỹ và Italia ngày 12/8, ngoại trưởng của hai nước châu Âu này đã nhất trí hợp tác để đặt nền móng cho “hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine” lần thứ 2, có sự tham dự của Nga.
Hội nghị hòa bình đầu tiên do Thụy Sỹ chủ trì vào tháng 6 theo yêu cầu của Ukraine đã không mời Nga tham dự. Một số nước như Trung Quốc đã từ chối cử đại diện đến hội nghị với lí do sự vắng mặt của Nga, một bên trong xung đột với Ukraine, khiến bất kỳ cuộc thảo luận nào cũng trở nên vô nghĩa.
“Để đạt được hòa bình cần có sự tham gia và đối thoại giữa tất cả các bên”, trích tuyên bố chung của Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani và người đồng cấp Thụy Sĩ Ignazio Cassis. Hai bộ trưởng đã nhất trí duy trì liên lạc và cùng nhau tạo ra “những điều kiện tốt nhất có thể cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ 2 có sự tham gia của tất cả các bên liên quan trên toàn cầu, bao gồm cả Nga”.
Cả Moscow và Kiev đều chưa lên tiếng bình luận trước quan điểm của Thụy Sỹ và Italia.
Tuy nhiên, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12/8 cáo buộc cuộc đột kích của quân Ukraine vào vùng biên giới Kursk của Nga từ ngày 6/8 là một nỗ lực của Kiev, “với sự trợ giúp của phương Tây” nhằm củng cố vị thế đàm phán của họ. Ông Putin cũng khẳng định sẽ không đối thoại với Kiev chừng nào họ còn “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng đe dọa các cơ sở năng lượng hạt nhân” của xứ sở bạch dương.